Thanh khoản dưới mức trung bình 20 phiên. Thị trường phân hóa mạnh. Tuy nhiên, nhờ VHM làm trụ, VN-Index vẫn dành lại mốc 870 điểm trong phiên đầu tuần mới.
>> Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/6: HT1, VIC, SAB, VEA, VCB
HOSE – CTD tăng trần và VHM làm trụ đỡ
Chỉ số VN-Index vọt lên vùng 872 điểm chỉ sau 30 phút đầu giao dịch, cao hơn 4 điểm so với tham chiếu. Tâm lý chủ đạo trên thị trường vẫn thận trọng. Nhóm cổ phiếu lớn đa số đều giữ được sắc xanh.
Tuy nhiên, đến 10h, áp lực xả hàng gia tăng khiến chỉ số chính giật về tham chiếu. Nhiều cổ phiếu đã thu hẹp đà tăng. Hết phiên sáng, chỉ số VN-Index tạm dừng tại 870,82 điểm, tăng 2,26% điểm (+0,26%) so với tham chiếu. Thanh khoản tăng 12% so với sáng ngày 19/5, đạt 2,73 nghìn tỷ đồng, tương đương 205,32 triệu đơn vị.
Đến chiều, áp lực bán ra lại gia tăng, VN-Index lần nữa quay về tham chiếu sau hơn 20 phút giao dịch. Thị trường phân hóa mạnh và dòng tiền chảy yếu. Tuy nhiên, nhờ VHM làm trụ, chỉ số VN-Index tăng trở lại và đóng cửa tại 871,28 điểm, tăng 2,72 điểm (+0,31%) so với tham chiếu.
Chốt phiên hôm nay có 205 mã tăng và 172 mã giảm giá, trong đó, 24 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
Rổ VN30 chỉ có 11 mã tăng giá, trong đó duy nhất cổ phiếu CTD tăng trần. Ngoài ra, hai mã tăng trên 2% gồm VHM và MSN. Ở phía ngược lại, 14 mã giảm giá đều không quá 2%.
CTD vẫn tím trước nghị quyết HĐQT về việc nhận đơn xin từ chức thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 của ông Nguyễn Sỹ Công, Tổng giám đốc CTD và ông Trần Quyết Thắng.
Đồng thời, 2 cá nhân được bổ nhiệm thay thế là ông Bolat Duisenov, Tổng giám đốc Kusto Việt Nam và ông Herwig Guido H. Van Hove, Giám đốc điều hành The8th Pte Ltd. Hai người này đều là đại diện cho hai tổ chức – cổ đông lớn của CTD.
Quyết định này sẽ được thông qua tại ĐHCĐ thường niên diễn ra ngày 30/6 tới đây. Như vậy, HĐQT CTD có 6 thành viên, ngoài 2 thành viên mới các thành viên nhiệm kỳ 2017-2022 gồm ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT CTD; ông Tan Chin Tiong, ông Nguyễn Quốc Hiệp là hai thành viên HĐQT độc lập và các ông Talgat Turumbayev là Giám đốc Kusto Real Estate Capital Private Ltd, ông Yerkin Tatishev Chủ tịch HĐQT Kusto Real Estate Capital Pte. Ltd.
Đánh giá tác động lên chỉ số chính hôm nay, với việc VHM và VRE tăng giá, VIC giảm nhẹ, nhóm cổ phiếu Vingroup đã góp phần lớn vào đà tăng của VN-Index với 1,2 điểm ảnh hưởng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh với 6 mã giảm giá, 3 mã tăng giá. Do đó, ngành này gần như không tác động lên chỉ số chính.
Ở cổ phiếu riêng lẻ, MSN và GAS là hai cổ phiếu hỗ trợ tích cực cho VN-Index với 0,7 điểm ảnh hưởng.
Khối lượng giao dịch hôm nay giảm 20% về lượng và 14% về giá trị so với phiên trước, đạt 350,4 triệu đơn vị, tương đương 5,35 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 19 triệu đơn vị, tương đương 997 tỷ đồng.
Đáng chú ý, mã HQC (giảm sàn) với 30,4 triệu đơn vị dẫn đầu về khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE. Tiếp theo là ITA (tăng trần) với 20,2 triệu đơn vị và FLC (+3,8%) đạt 16,6 triệu đơn vị.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng với 22,87 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,97 triệu đơn vị, giảm 52% về giá trị so với phiên trước.
Trong đó, VHM dẫn đầu sàn về khối ngoại mua ròng nhiều nhất với 51 tỷ đồng, tương đương 656,4 nghìn đơn vị. VIC theo sau được mua ròng 28,97 tỷ đồng; DPM với 14,23 tỷ đồng; các mã mua ròng còn lại đều dưới 10 tỷ đồng.
Ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất là VNM với 33,5 tỷ đồng, tương đương 290,4 nghìn đơn vị. Tiếp đến, DBC bị bán ròng 12,44 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch hôm nay, duy nhất mã PET (Tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí) có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày.
HNX – Cổ phiếu ngân hàng gây áp lực
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index hôm nay chủ yếu giằng co trong vùng 115 điểm và đóng cửa tại 114,72 điểm, giảm 0,63 điểm (-0,55%), với 82 mã tăng giá và 80 mã giảm giá.
ACB (-1,23%) và SHB (-1,36%) là hai mã góp phần tạo gánh nặng lớn nhất cho chỉ số chính với 0,4 điểm ảnh hưởng.
Khối lượng giao dịch tăng 17% về lượng và 13% về giá trị so với phiên trước, đạt 61,5 triệu đơn vị, tương đương 580,3 tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Trong đó, MBG (tăng trần) dẫn đầu sàn khi đạt 8,5 triệu đơn vị. DST (+8,7%) theo sau với 4,8 triệu đơn vị, HUT (đứng giá) đạt 4,8 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, sàn HNX tiếp tục bán ròng 0,66 tỷ đồng, tương đương 62,1 nghìn đơn vị, tăng 53% về giá trị so với phiên trước đó. Trong đó, khối ngoại mua ròng 32 mã và mạnh nhất là VCS được mua ròng 886 triệu đồng, tương đương 14 nghìn đơn vị.
Trong khi đó, khối này bán ròng 27 mã và dẫn đầu là SHS đạt 1,26 tỷ đồng, tương đương 95,5 nghìn đơn vị.
Trên sàn Hà Nội hôm nay, ba mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, NTP (CTCP Nhựa thiếu niên Tiền Phong) tăng 8,9 lần; D11 (CTCP Địa ốc 11) tăng 5,5 lần; DST (CTCP Đầu tư Sao Thăng Long) tăng 4,6 lần.
Bình luận cuối phiên
Theo đánh giá của của công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), thị trường tăng nhẹ với thanh khoản dưới mức trung bình 20 phiên, các cổ phiếu trụ cột phân hóa cho thấy diễn biến tích lũy quanh đường MA20 đang tiếp diễn.
Điều này cũng đồng pha với diễn biến tại thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên thứ sáu tuần trước khi các chỉ số chính kết phiên trái chiều.
Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index sẽ mở ra một nhịp tăng mới của sóng 5 nếu như bứt phá qua được ngưỡng 870 điểm (MA20) với thanh khoản tốt. BVSC cho rằng thị trường có thể diễn biến tích cực hơn trong thời gian tới nhưng có thể sẽ cần thêm thời gian để tích lũy.
Công ty này dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 23/6, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm với ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 880 điểm (fibonacci retracement 61,8%). Nhà đầu tư nên đứng ngoài và quan sát thị trường trong giai đoạn hiện tại và có thể tăng tỷ trọng khi vượt ngưỡng 870 điểm (MA20) cũng như giảm tỷ trọng nếu thị trường thủng ngưỡng 840 điểm (fibonacci retracement 50%).
Còn công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, VN-Index sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co, tăng giảm đan xen với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Với việc vượt qua vùng kháng cự gần quanh 867 điểm, chỉ số đang có cơ hội hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh hơn nằm tại 888±5 điểm trong một vài phiên kế tiếp.
Hoạt động chốt NAV bán niên của các quỹ có thể sẽ tạo ra ảnh hưởng nhất định đến một số phiên giao dịch trong tuần tới. Ngoài ra, điểm tiêu cực trong ngắn hạn vẫn là kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp kém tích cực.
Do đó, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 25%-50% cổ phiếu. Thêm nữa, nhà đầu tư có thể thực hiện mở các vị thế trading ngắn với tỷ trọng thấp khi thị trường xuất hiện các phiên điều chỉnh về vùng hỗ trợ 860-867 điểm.