Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 25/8 của các công ty chứng khoán như BSC, ACBS, MBS, KBSV.
>> Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/8: MWG, GVR, PNJ, QNS, PC1, TPB
Mục tiêu chốt lãi của BVH nằm tại xung quanh giá 50-50.5
Cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt đang ở trong xu hướng tăng giá ngắn hạn sau khi biến động quanh vùng giá 44-47 trong khoảng 03 tuần trở lại đây. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định.
Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.
Hôm nay 24/8, các đường EMA vừa xuất hiện Golden Cross, trong khi đó chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy xu hướng tăng trong thời gian tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của BVH nằm tại khu vực 45.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 50-50.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 44.5 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KDH
CTCK ACB (ACBS)
Do việc bàn giao Verosa Park và Safira tốt hơn so với giả định trước đó nên chúng tôi điều chỉnh doanh thu ước tính năm 2020 của Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) tăng 7% lên 3.793 tỷ đồng (tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế tăng 3% lên 1.119 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ).
Với đội ngũ quản lý tốt, tình hình tài chính lành mạnh và các dự án tiềm năng, chúng tôi lặp lại khuyến nghị mua với giá mục tiêu hầu như không thay đổi là 28.795 đồng/CP, dựa trên phương pháp RNAV.
Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu PVD
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVD của Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí với giá mục tiêu 10.100 đồng trên cơ sở:
(i) Hoạt động dịch vụ khoan mặc dù có doanh thu tăng mạnh 116% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, nhưng hiệu quả vẫn ở mức thấp,
(ii) Giá dầu hồi phục chậm tiếp tục tạo sức ép lên nhu cầu khoan dầu trong nước và khu vực trong nửa cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
Khuyến nghị mua GAS với giá mục tiêu 89.200 đồng/CP
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Chúng tôi ra báo cáo lần đầu Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (GAS) với khuyến nghị mua và giá mục tiêu là 89.200 đồng/CP. Giá mục tiêu của chúng tôi dựa vào P/B giữa chu kỳ được xác định từ mô hình DDM 3 giai đoạn.
Chúng tôi sử dụng định giá giữa chu kỳ nhằm phản ánh quan điểm giá dầu HSFO (dầu FO nhiều sulfur) sẽ phục hồi ở mức vừa phải trong thời điểm sự phục hồi giá dầu có dấu hiệu suy yếu.
GAS là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi cho ngành dầu khí Việt Nam do là đơn vị được hưởng lợi nhất tự việc nhu cầu LNG tăng cao và cũng như việc giá dầu phục hồi bất chấp có phần chậm theo quan điểm của chúng tôi.
Sản lượng thiếu hụt cho ngành điện lực và việc các dự án khí mới bị trì hoãn càng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng cảng LNG Thị Vải. Hơn nữa, việc bắt đầu nhập khẩu LNG của Việt Nam cũng cho phép các nhà máy lọc hóa dầu bắt đầu sản xuất nhiều sản phẩm hóa dầu.
Việc cắt giảm thêm sản lượng từ các nhà sản xuất tại Trung Đông – thường tạo ra nhiều sản phẩm dầu FO hơn mặt bằng chung – đã làm hạn chế sản lượng dầu FO trên thị trường và hỗ trợ sự phục hồi của giá dầu HSFO.
Điều này – và việc các chủ tàu lắp đặt thêm máy lọc để đáp ứng yêu cầu của luật IMO 2020 – khiến chúng tôi tự tin cho rằng giá dầu HSFO đã chạm đáy. Với việc giá khí dựa trên giá dầu HSFO, chúng tôi tin rằng GAS sẽ bắt đầu phục hồi mạnh trong những quý sau.
Khuyến nghị mua PLX với giá mục tiêu 57.800 đồng/CP
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Chúng tôi ra báo cáo lần đầu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) với khuyến nghị mua và giá mục tiêu là 57.800 đồng. Giá mục tiêu của chúng tôi dựa vào P/B giữa chu kỳ được xác định từ mô hình DDM 3 giai đoạn.
Chúng tôi sử dụng định giá giữa chu kỳ nhằm phản ánh quan điểm giá bán lẻ xăng dầu sẽ phục hồi ở mức vừa phải trong thời điểm sự phục hồi giá dầu có dấu hiệu suy yếu.
Giá bán lẻ xăng dầu đã chạm đáy và tăng 30% và trở về mức sinh lời. Công ty có kế hoạch hoàn nhập 90% dự phòng hàng tồn kho tại quý I trong kết quả kinh doanh quý II. Ban lãnh đạo cũng kỳ vọng sẽ có lợi nhuận những quý còn lại của năm sẽ phục hồi bắt đầu từ quý III năm nay.
Ban lãnh đạo vẫn tiếp tục giữ nguyên việc phát triển các cửa hàng xăng dầu (CHXD) trực thuộc nhằm để đẩy mạnh biên lợi nhuận. Dù dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh, các cửa hàng xăng dầu trực thuộc hiện đang chiếm 49.4% mạng lưới cây xăng vs 48,7% tại cuối năm 2019 và mục tiêu 50% cuối năm 2021E.
(Theo ĐTCK)