Tín dụng bất động sản: Dư nợ và dư địa

Đến thời điểm 31/3/2022, dư nợ tín dụng bất động sản là 2.240.166 tỷ đồng, tăng 7,87% so với 31/12/2021, chiếm tỷ trọng 20,23% tổng dư nợ tín dụng chung.

Đây là con số trong một báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước. Cũng theo cơ quan này, dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng (chủ yếu là BĐS nhà ở dân cư) chiếm tỷ trọng 65,01% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS. Dư nợ tín dụng kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 34,99%.

Riêng với các doanh nghiệp BĐS niêm yết, nguồn vốn khác (chủ yếu bao gồm hợp đồng hợp tác kinh doanh) cũng là nguồn vốn quan trọng chứ không chỉ vốn vay ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp.

Cơ cấu tín dụng chung của ngành bất động sản

Nguồn vốn vay chính của doanh nghiệp BĐSSố dư tại 31/12/2021 (nghìn tỷ VND)
1. Tín dụng ngân hàng cho nhà phát triển BĐS700,0
2. Tín dụng ngân hàng cho người mua nhà1.312,9
3. Trái phiếu doanh nghiệp nội địa326,3
4. Trái phiếu doanh nghiệp quốc tế95,2

Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp BĐS nhà ở niêm yết (tỷ VND)

Tín dụng bất động sản: Dư nợ và dư địa
Nguồn: FiinGroup.
Ghi chú: Số liệu được phân tích từ 54 DN BĐS dân cư niêm yết với tổng vốn hóa 910 nghìn tỷ.
Các doanh nghiệp này có tổng nguồn vốn vay ở mức 435 nghìn tỷ VND.
Nguồn vốn khác bao gồm các khoản vay nợ nước ngoài, hợp tác đầu tư và các nguồn khác.

Năng lực tín dụng của doanh nghiệp bất động sản

Hệ số đòn bẩy và khả năng trả lãi vay của các doanh nghiệp BĐS niêm yết

Nguồn: FiinGroup
Ghi chú: số liệu được phân tích từ 54 DN BĐS dân cư niêm yết với tổng vốn hóa 910 nghìn tỷ. Các doanh nghiệp này có tổng nguồn vốn vay ở mức 435 nghìn tỷ VND. Nợ vay chỉ tính Nợ vay ngắn hạn và Nợ vay dài hạn và chưa bao gồm Nợ phải trả khác (chủ yếu là vốn huy động hợp đồng hợp tác kinh doanh với khách hàng hoặc đối tác)

Theo nhận định của FiinGroup, Tỷ lệ đòn bẩy Nợ/Vốn Chủ sở hữu của các doanh nghiệp BĐS niêm yết giảm cùng với chỉ số bao phủ lãi vay cho thấy khả năng vay và trả nợ của các DN này vẫn tương đối ổn định, tuy nhiên tình hình dịch bệnh và vấn đề pháp lý làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, qua đó khiến việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh gặp hạn chế.

Rủi ro phân tán

Biểu đồ phân bổ tín dụng của ngân hàng

Nguồn: FiinGroup

Biểu đồ trên cho thấy, phân bổ tín dụng ngân hàng phần lớn dành cho người mua nhà thay vì chủ đầu tư bất động sản nên rủi ro được đánh giá là khá phân tán.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, đặc biệt là kinh doanh BĐS, khuyến khích tập trung nguồn vốn vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Do tín dụng ngân hàng tập trung tới 65% cho người mua nhà nên yếu tố rủi ro chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập/ tiết kiệm của người mua nhà và môi trường lãi suất vay mua nhà do ngân hàng áp dụng.

Next Post

Tìm người bị hại mua cổ phiếu FLC, ROS, ART, HAI, AMD và GAB

T3 Th6 7 , 2022
Bộ Công an vừa ra thông báo tìm người bị hại trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Copyright All right reserved

Chuyên mục