Chứng khoán ngày 1/6: Thanh khoản khủng, VN-Index khởi đầu tháng 6 ‘xuất sắc’

Thanh khoản tăng 50%. Nhóm cổ phiếu lớn hầu như mang sắc xanh. Chỉ số VN-Index khởi đầu tháng 6 ‘rực rỡ’ khi tiến gần mốc 880 điểm.

>> Top 10 cổ phiếu tăng, giảm giá mạnh nhất trong tháng 5

Chứng khoán ngày 1/6: Thanh khoản khủng, VN-Index khởi đầu tháng 6 'xuất sắc'
Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 1/6/2020.

HOSE – Thanh khoản khủng

Dòng tiền chảy mạnh trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng 6. Chỉ số VN-Index vọt lên vùng 873 điểm, cao hơn 9 điểm so với tham chiếu chỉ sau 25 phút đầu giao dịch.

Mặc dù trải qua vài nhịp điều chỉnh nhẹ đan xen, nhưng tâm lý hưng phấn giúp chỉ số chính cơ bản duy trì đà tăng và tạm dừng phiên sáng tại 874,26 điểm, tăng 9,79 điểm (+1,13%) so với tham chiếu. Thanh khoản tăng mạnh 46% so với sáng ngày 29/5, đạt 3,73 nghìn tỷ đồng, tương đương 253,8 triệu đơn vị.

Đến chiều, lực cầu tiếp tục tăng mạnh, nhóm cổ phiếu lớn hầu hết đều mang sắc xanh. Chỉ số VN-Index liên tục đi lên và đóng cửa tại đỉnh ngày 878,67 điểm, tăng 14,2 điểm (+1,64%) so với tham chiếu.

Chốt phiên hôm nay có 286 mã tăng và 99 mã giảm giá, trong đó, 39 mã tăng trần và 8 mã giảm sàn.

Rổ VN30 có 29 mã tăng giá, trong đó, bảy cổ phiếu tăng giá trên 3% gồm VHM, BID, CTG, VPB, MBB, HDB, STB.

Đánh giá tác động lên chỉ số chính hôm nay, tất cả cổ phiếu ngân hàng đều tăng giá. Do đó, ngành này đã góp phần lớn vào đà tăng của VN-Index với 6,6 điểm ảnh hưởng.

Nhóm cổ phiếu Vingroup với cả ba mã VIC, VHM và VRE đều tăng giá nên đã tác động đẩy chỉ số chính lên với 2,8 điểm ảnh hưởng.

Khối lượng giao dịch hôm nay tăng 50% về cả lượng và giá trị so với phiên trước, đạt 476,52 triệu đơn vị, tương đương 7,35 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 58,2 triệu đơn vị, tương đương 2,2 nghìn tỷ đồng, riêng VHM thỏa thuận gần 11,24 triệu đơn vị, tương đương 807,2 tỷ đồng.  

Đáng chú ý, mã ROS (-2,9%) với 82,2 triệu đơn vị dẫn đầu về khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE. Tiếp theo là FLC (tăng trần) với 24,8 triệu đơn vị và STB (+4,4%) đạt 18 triệu đơn vị.

Khối ngoại mua ròng trở lại với 93,97 tỷ đồng, tương đương 6,74 triệu đơn vị, trong khi đó, phiên trước đã bán ròng 53,42 tỷ đồng.

Trong đó, chứng chỉ quỹ FUESSVFL dẫn đầu sàn về khối ngoại mua ròng nhiều nhất với 47,4 tỷ đồng, tương đương 5 triệu đơn vị. VNM theo sau được mua ròng 36,7 tỷ đồng; VHM với 24,76 tỷ đồng; HPG với 22 tỷ đồng.

Ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất là VRE với 32,6 tỷ đồng, tương đương 1,17 triệu đơn vị. Tiếp đến, CTI bị bán ròng 30,2 tỷ đồng; MSN với 18 tỷ đồng; HSG với 17,7 tỷ đồng; VIC với 13,6 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng còn lại dưới 10 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 13 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, PGC (Tổng công ty Gas Petrolimex; đóng cửa giá trần) tăng 23,1 lần; FUESSVFL (Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD) tăng 11,2 lần; POM tăng 7,6 lần; HID (CTCP Halcom Việt Nam; giá trần) tăng 7,1 lần; ROS tăng 7,1 lần; SJF (CTCP Đầu tư sao Thái Dương; giá trần) tăng 5,9 lần;

FLC (giá trần) tăng 5,5 lần; TNT (CTCP Tài nguyên; giá trần) tăng 5,3 lần; FIT (CTCP Tập đoàn F.I.T) tăng 5 lần; TGG (CTCP Xây dựng và đầu tư Trường Giang; giá trần) tăng 4,7 lần; SFG (CTCP Phân bón miền Nam; giá trần) tăng 4,6 lần; NTL (CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm) tăng 4,4 lần; TLH (CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên) tăng 4,2 lần.  

HNX – cổ phiếu ACB tăng trần

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, thanh khoản lớn khiến chỉ số HNX-Index duy trì đà tăng liên tục và đóng cửa tại 114,14 điểm, tăng 4,32 điểm (+3,94%), với 114 mã tăng giá và 58 mã giảm giá.

ACB (tăng trần) là mã góp phần chính vào đà tăng của chỉ số chính với 1,7 điểm ảnh hưởng.

Khối lượng giao dịch tăng 52% về lượng và 80% về giá trị so với phiên trước, đạt 86,5 triệu đơn vị, tương đương 937,6 tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Trong đó, ACB (tăng trần) dẫn đầu sàn khi đạt 13,8 triệu đơn vị. HUT (+9,1%) theo sau với 11,9 triệu đơn vị, SHB (+0,7%) đạt 9,5 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, sàn HNX tiếp tục bán ròng 26,75 tỷ đồng, tương đương 2,27 triệu đơn vị, tăng 13% về giá trị so với phiên trước đó. Trong đó, khối ngoại mua ròng 32 mã và mạnh nhất là PLC được mua ròng 170 triệu đồng, tương đương 10 nghìn đơn vị.

Trong khi đó, khối này bán ròng 30 mã và dẫn đầu là SHB đạt 20,76 tỷ đồng, tương đương 1,5 triệu đơn vị.    

Trên sàn Hà Nội hôm nay, hai mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, VIX (CTCP Chứng khoán IB) tăng 6,8 lần; LIG (CTCP Licogi 13) tăng 4,9 lần.

Bình luận cuối phiên

Theo đánh giá của của công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), thị trường tăng mạnh trong phiên đầu tuần với thanh khoản tăng vọt, qua đó giúp VN-Index tiến gần sát với ngưỡng 880 điểm. Trên góc độ kỹ thuật, vùng 880-885 điểm sẽ là kháng cự mạnh của thị trường do được cấu thành từ ba thành phần: fibonacci retracemnet 61,8%, MA200 tuần và hỗ trợ của vùng đi ngang trước đó trong năm 2018.

Theo đó, áp lực bán ra tại vùng này là mạnh và những rung lắc hay đảo chiều có thể diễn ra trong phiên tới. Khối ngoại mua ròng nhẹ khoảng hơn 65 tỷ đồng trên hai sàn là điểm tích cực.

SHS dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 2/6, VN-Index có thể sẽ rung lắc nếu như tiến vào vùng kháng cự mạnh trong khoảng 880-885 điểm (fibonacci retracement 61,8%-MA200 tuần).

Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể bán ra chốt lời khi VN-Index tiến vào kháng cự mạnh trong khoảng 880-885 điểm. Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt lớn nên đứng ngoài quan sát và có thể giải ngân nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 840 điểm.

Còn công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và hướng đến thử thách lại vùng kháng cự 880-888 điểm trong một vài phiên kế tiếp.

Tuy nhiên, công ty này vẫn lưu ý rằng, thị trường vẫn đang nằm trong trạng thái quá mua nên các phiên điều chỉnh, rung lắc mạnh có thể xuất hiện đan xen trong quá trình đi lên. Dòng cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn đang thu hút được sự quan tâm của dòng tiền và nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến sôi động trong một vài phiên tới.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhiều khả năng sẽ không có sự biến động lớn trước mỗi kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs trong nửa đầu tháng 06. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ có diễn biến tích cực trở lại để hỗ trợ thị trường.

Do đó, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục mức 30-40% cổ phiếu. Thêm nữa, nhà đầu tư đã thực hiện bán giảm tỷ trọng trước đó, có thể thực hiện mua lại một phần các vị thế đã bán, ưu tiên các vị thế có sẵn trong tài khoản. Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể xem xét thực hiện bán chốt lời các vị thế ngắn hạn tại vùng 888±5 điểm.

Next Post

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/6: FRT, MBB

T2 Th6 1 , 2020
Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 2/6 của các công ty chứng khoán gồm BSC, MBS.
Copyright All right reserved

Chuyên mục