Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 3/9 của các công ty chứng khoán như BSC, MBS, Bản Việt (VCSC).
>> Chứng khoán ngày 1/9: Dòng tiền nội mạnh, VN-Index tăng hơn 10 điểm
Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu PVD
BSC điều chỉnh giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2020 của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí (PVD) do yếu tố dịch Covid-2019, ước đạt 4.041 tỷ đồng và (giảm 7,5% so với năm ngoái) và 103 tỷ đồng (giảm 46%). EPS FW 2020 = 244 VND, PE FW = 43.9x lần, P/B FW 0.3 lần.
BSC duy trì khuyến nghị theo dõivà cho rằng mức giá trị hợp lý thấp nhất của PVD sẽ nằm ở mức 13.500 đồng/cp,tương ứng với mức P/B định giá là 0.4 lần, giảm 28% so với báo cáo gần nhất do ảnh hưởng dịch Covid-19.
BSC cho rằng mức giá hiện tại tương đối an toàn để đầu tư do (1) Giá dầu đã giảm về vùng thấp nhất trong vòng 5 năm qua, (2) Chúng tôi sử dụng phương pháp RNAV giả định trong trường hợp xấu nhất thanh lý tài sản (chủ yếu là giàn khoan), giá trị sổ sách tài sản cố định sẽ áp dụng mức chiết khấu 60%.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế đối với VGT ở mức giá 8.0
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang xác lập lại ngưỡng hỗ trợ tại ngưỡng giá 8.0. Thanh khoản cổ phiếu đã duy trì tại ngưỡng trung bình 20 phiên trong các phiên giao dịch gần nhất.
Chỉ báo RSI đang cho thấy nhịp điều chỉnh ngắn hạn trong khi chỉ báo MACD đang chỉ đến xu hướng tích lũy. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế ở mốc giá 8.0 và chốt lãi quanh ngưỡng giá 9.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 7.5.
Khuyến nghị mua BSR với giá mục tiêu 12 tháng 8.300 đồng
CTCK MB (MBS)
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của công ty bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 và giá dầu giảm với mức 4.252 tỷ đồng lỗ trước thuế. Chúng tôi dự phóng hoạt động trong 6 tháng cuối năm sẽ khả quan hơn, đưa doanh thu và lợi nhuận cả năm 2020 ở mức 55,271 tỷ đồng và – 3,690 tỷ đồng.
Đến năm 2021, dựa trên sản lượng sản xuất và kinh doanh là 6,90-6,95 triệu tấn, giá dầu Brent đạt trung bình từ 50-52 USD/thùng, doanh thu và lợi nhuận dự báo đạt mức 83.150 tỷ đồng và 3.562 tỷ đồng.
Theo thông tin từ công ty, công suất vận hành trung bình của Nhà máy trong 6 tháng đầu năm là 105%, sản lượng sản xuất trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 3,45 triệu tấn sản phẩm các loại, sản lượng tiêu thụ đạt 3,43 triệu tấn, hoàn thành 108% kế hoạch cả năm.
Tổng khối lượng dầu thô mua trong 6 tháng đầu năm đạt 27,63 triệu thùng, trong đó tỷ lệ dầu thô trong nước chiếm 59%, dầu thô nhập khẩu chiếm 41%.
Theo chia sẻ từ công ty, trong tháng 4, giá dầu sụt giảm mạnh nên công ty tiếp tục bị thua lỗ lớn. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 31.727 tỷ đồng, bằng 62,3% cùng kỳ năm trước. Lỗ gộp lên đến 3.869 tỷ đồng so với mức lãi 1.297 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước và sau thuế đạt -4.252 tỷ đồng và -4.255 tỷ đồng.
Sau thời gian gặp khó khăn do dịch Covid-19 và giá dầu giảm, từ đầu tháng 5, tình hình tiêu thụ sản phẩm đã phục hồi tốt hơn cùng với giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh tăng lên theo giá dầu thế giới, công ty đã lỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh bán hàng bán hàng. Tính riêng trong tháng 6/2020, hoạt động kinh doanh đã có lãi trở lại với với lợi nhuận sau thuế đạt 1.405 tỷ đồng.
Hiện tại công ty đang trong giai đoạn dừng sản xuất đề thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 4, thời gian thực hiện dự kiến khoảng 52 ngày, do đó, chúng tôi dự báo sản lượng sản xuất và kinh doanh cho nửa cuối năm 2020 ở mức 2,35 triệu tấn sản phẩm các loại, lũy kế cả năm 2020, sản lượng sản xuất kinh doanh đạt mức từ 5,75-5,80 triệu tấn.
Với giả định giá dầu Brent tiếp tục tăng lên, đưa mức giá trung bình cả năm 2020 đạt 40-42 USD/thùng, doanh thu 6 tháng cuối năm 2020 có thể đạt mức 23.544 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 562 tỷ đồng. Lũy kế cả năm doanh thu dự báo đạt 55.271 tỷ đồng, bằng 53,8% của năm 2019, mức lỗ trước thuế ước giảm còn 3.670 tỷ đồng.
Chúng tôi đánh giá hoạt động của công ty sẽ tăng trưởng khả quan dựa trên cơ sở là dịch Covid-19 được khống chế, hoạt động sản xuất kinh doanh toàn xã hội tăng trưởng trở lại và sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng lên. Trong khi đó, năng lực sản xuất của công ty được cải thiện khi nhà máy đã được bảo dưỡng tổng thể sẽ tiếp tục hoạt động an toàn, ổn định và gia tăng hiệu quả.
Chúng tôi dự báo, sản lượng sản xuất kinh doanh cả năm dự báo đạt mức tối đa với 6,90-6,95 triệu tấn, trong khi doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt mức 83.150 tỷ và 3.562 tỷ đồng (với giả thiết dầu Brent đạt mức trung bình 50-52 usd/thùng trong năm 2021).
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BSR với giá mục tiêu 12 tháng 8.300 đồng. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 7,6 lần (theo EPS dự phóng 2021 khoảng 1.091 đồng).
Khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 48.100 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán 6 tháng đầu năm 2020 với khoản lỗ ròng (sau lợi ích cổ đông thiểu số) ở mức 816 tỷ đồng so với con số trước kiểm toán là 1,2 nghìn tỷ đồng.
PLX cho biết việc điều chỉnh chủ yếu do công ty ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trị giá 400 tỷ đồng trong báo cáo tài chính sau kiểm toán 6 tháng đầu năm 2020, do tại thời điểm lập báo cáo soát xét PLX nhận định dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát và công ty kỳ vọng có thể ghi nhận lợi nhuận trong các quý tiếp theo .
Ngoài ra, PLX công bố lợi nhuận trước thuế sơ bộ đạt 400 tỷ đồng trong tháng 7 so với khoản lỗ trong 6 tháng đầu năm 2020. Con số sơ bộ nhìn chung phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Do đó, chúng tôi cho rằng không có thay đổi đáng kể nào trong dự báo lợi nhuận trước thuế hiện tại là 2,1 nghìn tỷ đồng (giảm 62% so với năm 2019) trong năm 2020.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 48.100 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng -6,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,9%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PLX hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 và 2021 lần lượt là 55,5 lần và 21,2 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Khuyến nghị mua cho VHC với giá mục tiêu 47.600 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Trong tháng 7/2020, CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) công bố doanh thu ròng đạt 629 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái). Kết quả kinh doanh này chủ yếu do mức giảm 11% trong doanh số fillet cá tra đông lạnh và các sản phẩm liên quan (cụ thể, cá tẩm bột, mỡ cá, bột cá và thức ăn cho cá) do dịch COVID-19 dẫn đến các gián đoạn trong ngành dịch vụ ăn uống toàn cầu cùng với giá bán trung bình (ASP) cá tra thấp hơn trong năm 2020 so với năm 2019.
Tuy nhiên, mức giảm so với cùng kỳ trong doanh số fillet cá tra đông lạnh và các sản phẩm liên quan trong tháng 7 đã hạ nhiệt so với mức giảm 16% YoY trong 6 tháng đầu năm 2020, cho thấy nhu cầu cá tra tiếp tục phục hồi trên diện rộng.
Trong khi đó, doanh thu mảng C&G tăng 17% so với cùng kỳ trong tháng 7 so với mức 24% trong 6 tháng đầu năm 2020.
Nhờ nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại, doanh thu từ thị trường này tăng mạnh 54% so với tháng trước trong tháng 7/2020 nhưng vẫn thấp hơn 16% so với tháng 7/2019, chúng tôi cho rằng do ASP thấp hơn.
Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường EU giảm 16% MoM nhưng tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 7 khi VHC ghi nhận nhu cầu tăng mạnh trong kênh bán lẻ trong bối cảnh dịch COVID-19, theo ban lãnh đạo.
Mặt khác, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 17% so với tháng trước và 13% so với cùng kỳ năm ngoái, ban lãnh đạo cho rằng mức giảm này đến từ các biến động theo tháng.
Kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2020 của VHC nhìn chung phù hợp với dự báo của chúng tôi. Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua và giá mục tiêu 47.600 đồng/CP cho VHC, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 28,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,9%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.
Khuyến nghị khả quan cho DRC với giá mục tiêu 19.300 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) dù giảm giá mục tiêu 13% còn 19.300 đồng/CP khi cổ phiếu này đã giảm 15% trong vòng 3 tháng qua.
Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ mức giảm 15% trong dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2021-2023 (lần lượt giảm 7%/12%/25% trong các năm 2021/2022/2023).
Mức giảm này đến từ (1) mức giảm 3/3/6 điểm phần trăm của biên lợi nhuận gộp lốp radial dự phóng trong các năm 2021/2022/2023 còn 21%/21%/20% khi chúng tôi nhận thấy cạnh tranh trong mảng này gia tăng.
Theo DRC, công ty đã đối mặt với cạnh tranh từ các nhà sản xuất lốp Trung Quốc chuyển sang Thái Lan với công suất tối thiểu 2 triệu lốp mỗi năm. Ngoài ra, tại Việt Nam, lượng công suất bổ sung 3,6 triệu lốp mỗi năm từ 2 nhà sản xuất Trung Quốc dự kiến bắt đầu hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2020.
Trong năm 2020, chúng tôi nhìn chung không thay đổi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 143 tỷ đồng (giảm 38% so với năm ngoái, tương ứng 51% kế hoạch lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 của DRC khi công ty đặt mục tiêu trước khi dịch COVID-19 tác động trầm trọng đến các thị trường xuất khẩu).
Mức giảm trong dự báo lợi nhuận chủ yếu đến từ mức giảm của doanh số lốp radial/bias của DRC, dự phóng giảm 24%/24% YoY do tác động của dịch COVID-19 đến thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Chúng tôi hiện có quan điểm thận trọng khả quan cho DRC khi chúng tôi nhận thấy các thị trường xuất khẩu của công ty ghi nhận tăng trưởng cũng như biên lợi nhuận gộp gia tăng.
Tuy nhiên, DRC vẫn đối mặt với cạnh tranh từ các sản phẩm Trung Quốc tại thị trường Việt Nam. Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng chuyển đổi sản xuất sang các quốc gia ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam. Khi các nhà máy ngoài Trung Quốc được hoàn thành, giá sản phẩm của DRC đối mặt với nhiều áp lực hơn tại các thị trường xuất khẩu.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho TCM với giá mục tiêu 19.900 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường cho CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) trong khi tăng giá mục tiêu thêm 18% lên 19.900 đồng/CP. Chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu tăng khoảng 35% trong vòng 3 tháng qua – chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh quý 2/2020 tích cực của TCM – khiến định giá của TCM hiện khá phù hợp.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi phản ánh các động lực ngắn hạn từ lượng đơn hàng xuất khẩu vốn có biên lợi nhuận cao của các sản phẩm mới (khẩu trang kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế) và quan điểm lạc quan hơn của chúng tôi cho năng lực của TCM trong việc đảm bảo cơ cấu sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn trong trung và dài hạn – dù sau khi nhu cầu cấp bách cho các sản phẩm phòng chống dịch COVID-19 hạ nhiệt.
Chúng tôi tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số thêm 31%/3%/2% trong năm 2020/2021/2022. Việc chúng tôi điều chỉnh dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số chủ yếu đến từ lượng đơn hàng của các sản phẩm mới do nhu cầu gia tăng tại Mỹ trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19. Do đó, mức tăng dự báo trong lợi nhuận của chúng tôi tập trung vào năm 2020.
Trong năm 2020, chúng tôi dự báo doanh thu đạt 3,7 nghìn tỷ đồng (tăng 0,7% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 223 tỷ đồng (tăng trưởng 3,6%). Trong khi lượng đơn hàng truyền thống giảm trong bối cảnh dịch COVID-19, chúng tôi kỳ vọng lượng đơn hàng của các sản phẩm mới sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của TCM trong năm 2020.
Trong năm 2021, chúng tôi dự báo tăng trưởng doanh thu đạt 4,7% lên 3,8 nghìn tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm 2% còn 219 tỷ đồng. Chênh lệch giữa trong tăng trưởng giữa doanh thu và lợi nhuận chủ yếu do dự báo biên lợi nhuận ròng giảm 0,4 điểm phần trăm khi chúng tôi cho rằng lượng đơn hàng của các sản phẩm mới vốn có biên lợi nhuận cao sẽ hạn chế trong năm 2021.
Chúng tôi cho rằng định giá của TCM hợp lý tại P/E trượt là 6,9 lần – cao hơn 5% so với P/E trung bình 2 năm của công ty là 6,6 lần – khi mức tăng lợi nhuận gần đây chủ yếu đến từ các yếu tố dẫn dắt ngắn hạn.
Yếu tố hỗ trợ: biên lợi nhuận và/hoặc hiệu suất sản xuất cải thiện; nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính của TCM cao hơn dự kiến.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường cho CTCP Sữa Việt Nam (VNM). Chúng tôi cho rằng P/E dự phóng năm 2020 hiện tại của VNM ở mức 21,1 lần so với P/E trượt trung bình 5 năm của công ty là ở mức 22,2 lần là hợp lý trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng lợi nhuận 1 chữ số của công ty do dư địa gia tăng thị phần hạn chế.
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 3% khi tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 thêm 2%, chủ yếu do chi phí quảng cáo thấp hơn trong năm 2020 và dự báo thu nhập từ lãi cao hơn.
Dự báo năm 2020: Chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS tăng 5% YoY (6 tháng đầu năm 2020: tăng 3% YoY). Tăng trưởng tăng tốc trong dự phóng của chúng tôi so với 6 tháng đầu năm 2020 đến từ nhu cầu tiếp tục phục hồi sau các gián đoạn đến từ dịch COVID-19 và biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ giá bột sữa đầu vào thuận lợi hơn.
Dự báo giai đoạn 2021-2022: Chúng tôi dự báo tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS khoảng 5%, củng cố bởi nhu cầu sữa trong nước gia tăng. Thuế suất thực tế – được chúng tôi dự báo sẽ tăng từ 17,5% trong năm 2019 lên 18,5% trong năm 2022 – sẽ phần nào ảnh hưởng tăng trưởng lợi nhuận, theo nhận định của chúng tôi.
Rủi ro cho quan điểm của chúng tôi: giá bột sữa cao hơn dự kiến, cạnh tranh gia tăng, đặc biệt từ các thương hiệu cao cấp hơn.
(Theo ĐTCK)