Giá vàng ngày 25/3: Nhắm mốc 2.500 USD, thời của vàng đã tới?

>> Giá vàng ngày 24/3: Tăng tốc bằng nhiên liệu USD

Nhắm mốc 2.500 USD, thời của vàng đã tới

Giá vàng ngày 25/3 tiếp tục leo dốc

Giá vàng ngày 25/3 trên thị trường thế giới đã tăng tới 134 USD/ounce, gần 9% kể từ đầu tuần. Mở cửa phiên châu Á sáng nay, giá vàng vẫn đang liên tục đi lên và dần áp sát ngưỡng 1.650 USD/ounce.

Sự thể hiện của thị trường vàng chỉ trong 2 ngày qua đã khiến nhiều chuyên gia và các tổ chức chuyên nghiệp phải điều chỉnh lại dự báo trước đó.


>> Dự báo giá vàng tuần 23-27/3: Đảo sang chiều tăng


Trong đó, đáng chú ý là các nhà phân tích của ngân hàng B. Riley FBR vừa dự báo giá vàng sẽ tăng lên mức ấn tượng 2.500 USD/ounce trong quý 3 và tiếp tục giao dịch ở mức đó trong quý 4 năm nay. “Chúng tôi cảm thấy buộc phải điều chỉnh các mục tiêu giá trong 12 tháng của mình sau khi bị vàng thuyết phục”.

Một số chuyên gia cho biết, việc bán vàng gần đây để đáp ứng các cuộc gọi ký quỹ và bù lỗ ở các thị trường khác dường như đang giảm.

Theo ông Lukman Otunuga, chuyên gia phân tích của FXTM, vàng đang được chú ý kể từ đầu tuần và có khả năng mở rộng nhu cầu nhờ đồng USD suy yếu. Cảm giác bất an về sự phát triển của dịch Covid-19 và nỗi sợ hãi xung quanh suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm tăng nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn như vàng.

Thêm nữa, Chuyên gia phân tích Carer Fritsch của Commerzbank nhận định các biện pháp được Fed đưa ra là mạnh mẽ hơn nhiều so với các biện pháp được thực hiện trong thời điểm bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Hơn nữa, Chính phủ Mỹ và Đức đang nỗ lực hướng tới các gói kích thích lớn hơn.

Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới đã mua trở lại

Ông Fritsch đánh giá cao việc giá vàng tăng mạnh từ đầu tuần mặc dù chứng khoán Mỹ vẫn ‘đỏ rực’. Mức tăng 3,5% của vàng trong một ngày có thể được coi là dấu hiệu cho thấy áp lực bán do ‘bị ép’ đang giảm dần. SPDR Gold Trust thứ hai cũng đã đăng ký mua lần đầu sau 10 ngày với mức khiêm tốn 16 tấn. 

Ngoài ra, trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs đã nhắc lại về dự báo tăng giá vàng.

Các nhà phân tích cho biết kim loại quý đang hoạt động như một hàng rào chống lại biến động tiền tệ vào thời điểm các nhà hoạch định chính sách thực hiện các biện pháp quyết liệt để đối phó với các cú sốc lớn của nền kinh tế, chẳng hạn như hiện nay đang xảy ra do đại dịch Covid-19.

Thị trường vàng đã chịu áp lực trong vài tuần qua. Giống như các chuyên gia khác, ngân hàng Goldman cũng quy kết điều này là do nhà đầu tư phải đối mặt với những hạn chế thanh khoản nghiêm trọng khi thị trường của các tài sản rủi ro giảm mạnh, có nghĩa là họ buộc phải bán vàng và các loại tài sản khác để tăng tiền mặt.

Hơn nữa, việc giá dầu giảm mạnh đã dẫn đến tình trạng thiếu USD tại các nền kinh tế mới nổi, điều đó có nghĩa là ngân hàng trung ương của Nga có thể chuyển từ ‘người mua vàng’ sang ‘người bán’.

Động thái của Fed làm thay đổi cục diện cuộc chơi

Tuy nhiên, thông báo khẩn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào đầu tuần về việc nới lỏng định lượng không giới hạn và các biện pháp mạnh khác để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ và thị trường tài chính là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, báo cáo của Goldman Sachs nêu rõ.

Fed đã làm đảo ngược những căng thẳng về thanh khoản và bù đắp tác động tiêu cực đến sự ‘giàu có’ của các thị trường mới nổi (EM). Do đó, các chuyên gia của Goldman đang khuyến khích mua vàng. Họ cho rằng giới đầu tư ở các quốc gia phát triển có xu hướng mua vàng khi họ lo ngại về thị trường tiền tệ. Trong khi đó, nhà đầu tư ở các quốc gia có thị trường mới nổi có xu hướng mua vàng nhiều hơn khi họ ‘giàu có’.

Ngoài ra, với việc căng thẳng về tài trợ hay thanh khoản có thể giảm bớt, trọng tâm sẽ chuyển sang việc mở rộng bảng cân đối kế toán của Fed, gia tăng thâm hụt tài khóa ở các nền kinh tế có thị trường phát triển, cũng như các vấn đề xung quanh sự bền vững của Liên minh châu Âu, các chuyên gia của Goldman nhận định. Điều này sẽ dẫn đến nhiều lo ngại tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính vào thập kỷ trước.

Theo đó, thị trường đang ở điểm uốn mà việc mua hàng do tâm lý lo sợ sẽ bắt đầu chi phối áp lực bán do hạn chế thanh khoản đã xảy ra trong vài tuần gần đây. Như vậy, triển vọng về giá vàng trong ngắn hạn hay dài hạn đều đang tích cực. Vì vậy, ngân hàng này tin tưởng vào mục tiêu 12 tháng là 1.800 USD/ounce.

Kèm theo bản chất tài chính của các chính sách nới lỏng định lượng lớn hiện tại của các ngân hàng trung ương dành cho đại dịch Covid-19, những lo ngại về lạm phát sẽ hỗ trợ thêm cho thị trường vàng, vào thời điểm xảy ra điều đó, vàng sẽ như là một loại tiền tệ cho biện pháp cuối cùng. 

Giá vàng ngày 25/3 trong nước

Tại thị trường trong nước, tính tới 9h sáng 25/3, giá vàng miếng được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 46,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,55 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 150.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 330 ngàn đồng chiều bán ra so với cuối phiên hôm qua.

Trong khi đó, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 46,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,50 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên ở chiều mua vào và tăng 100.000 đồng ở chiều bán ra so với cuối phiên trước.

(Theo Kitco)

>> BIỂU ĐỒ TRỰC TUYẾN: GIÁ VÀNG, NGOẠI TỆ, CHỨNG KHOÁN, TIỀN ĐIỆN TỬ

Next Post

Việt Nam hấp thụ 4 tỷ USD vốn FDI trong quý đầu dịch Covid-19

T4 Th3 25 , 2020
Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý I/2020 đạt 3,85 tỷ USD, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2019.
Copyright All right reserved

Chuyên mục