Review doanh thu 10 năm qua của các doanh nghiệp hàng đầu HOSE

>> Top 10 doanh nghiệp trên HOSE có doanh thu lớn nhất năm 2020

Top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất sàn HOSE 10 năm 2011-2020 chứng kiến sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cổ phần hóa và niêm yết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng nổi lên, rút ngắn khoảng cách với doanh nghiệp dẫn đầu đồng thời vượt lên một số DNNN khác.

Sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa niêm yết trong Top 10 doanh thu cao nhất

Khi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vốn thống trị thị trường trong lĩnh vực của mình được cổ phần hóa và niêm yết thì ngay lập tức chiếm các vị trí hàng đầu về doanh thu trên sàn chứng khoán.

Nổi bật trong số này là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, mã cổ phiếu PLX, niêm yết trên HOSE. Ở thời điểm năm 2011 (nằm đầu của khung thời gian 10 năm mà Top-10.vn khảo sát), PLX đã có doanh thu 185.176 tỷ đồng. Con số này lớn đến nỗi, nó thậm chí gấp 3 lần doanh số của doanh nghiệp đứng thứ hai sàn HOSE là GAS – Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP với 64.300 tỷ đồng.

Ngoài PLX và GAS, có thêm 6 doanh nghiệp gốc nhà nước khác góp mặt trong Top 10 doanh số trên HOSE năm 2011. Hai cái tên tư nhân còn lại là ACB FPT như bảng dưới đây.

TOP 10 DOANH THU LỚN NHẤT HOSE NĂM 2011

Xếp hạngMã CPDoanh nghiệpDoanh thu (tỷ đồng)
1PLXTập đoàn Xăng dầu Việt Nam185.176
2GASTổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP64.300
3HVNTổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP56.817
4CTGNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam55.775
5BIDNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam44.557
6VCBNgân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam33.355
7ACBNgân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu25.461
8FPTCông ty Cổ phần FPT25.398
9SABTổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn22.313
10VNMCông ty Cổ phần Sữa Việt Nam22.071

Sự nổi lên của các doanh nghiệp tư nhân

Do sự bão hòa của thị trường và thị phần, doanh thu của gã khổng lồ PLX hầu như không tăng đáng kể trong 10 năm qua, thậm chí có giai đoạn sụt giảm mạnh do phụ thuộc vào giá dầu thế giới. Đó là các năm 2015, 2016 và năm vừa rồi – 2020. Doanh thu của GAS cũng không có xu hướng tăng trong 10 năm qua.

Các doanh nghiệp gốc nhà nước còn lại có xu hướng tăng song chậm hơn các ngôi sao của khối doanh nghiệp tư nhân nằm ngoài Top 10. Đó là lý do mà Top 10 bắt đầu đón nhận những cái tên mới từ khối tư nhân từ năm 2014. Năm này Top 10 có thêm VICHPG, lần lượt ở vị trí thứ 9 và thứ 10 với doanh thu tương ứng là 27.727 và 25.852 tỷ đồng.

Năm 2015, MSN thay thế HPG ở vị trí thứ 10 với 31.325 tỷ đồng doanh thu. Năm 2016, Top 10 có cái tên mới là MWG – Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (45.613 tỷ đồng), đẩy VCB xuống khỏi nhóm. VIC năm này leo lên vị trí thứ 5 với 57.670 tỷ đồng.

Năm 2017, HPG trở lại Top 10 trong khi VIC lên vị trí thứ 2. Những năm sau đó, VIC với tốc độ tăng trưởng ấn tượng của mình, củng cố vị trí thứ 2 đồng thời đe dọa ngôi vương của PLX. Một chú ngựa ô khác là MWG cũng bám đuổi quyết liệt.

Năm qua, VIC đón thêm một “người anh em” là VHM vào sum họp trong Top 10 doanh số cao nhất sàn HOSE.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết doanh nghiệp khiến cho bức tranh doanh thu nói chung và Top 10 doanh thu cao nhất nói riêng trên sàn HOSE năm 2020 có nhiều biến động.

Tổng doanh thu của tất cả doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE trong năm 2020 đã sụt giảm 4,3% so với năm 2019 xuống còn 2.339.403 tỷ đồng.

Trong Top 10 có 4 doanh nghiệp bị giảm doanh thu là PLX, VIC, GAS và BID, trong đó nặng nhất là PLX với -34,6%.

Bạn đọc có thể xem thêm chi tiết Top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất sàn HOSE năm 2020 trong bài dưới đây:

Nguồn: fiintrade.vn, BCTC của các doanh nghiệp niêm yết

Next Post

Top 10 công ty có tổng tài sản năm 2020 lớn nhất sàn HNX

T4 Th5 26 , 2021
Top 10 công ty lớn nhất sàn HNX về tổng tài sản chiếm khoảng 40% giá trị tổng tài sản trên sàn HNX với hơn 147.680 tỷ đồng. Đứng đầu là PVS; đột biến THD.
Copyright All right reserved

Chuyên mục