Chứng khoán ngày 11/3: Cơ hội bắt đáy lần 2

HOSE – Dòng tiền bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ

Nối gót theo đà hồi phục của các thị trường chứng khoán lớn đêm qua, chỉ số VN-Index đã có vài phút hưng phấn ngay sau khi mở cửa phiên sáng ngày 11/3. Chỉ số này nhanh chóng tăng hơn 7 điểm, kèm theo sắc xanh đang chiếm đa số trên thị trường, trong đó, rổ VN30 có tới 23 mã tăng giá, chỉ có 3 mã giảm và 4 mã đứng giá. 

Tuy nhiên, đà tăng của chỉ số chính chỉ duy trì 5 phút đầu phiên, khi lực cung bất ngờ tăng vọt, VN-Index đảo chiều và nhanh chóng rơi khỏi mốc tham chiếu. Theo nhận định của giới phân tích, nhiều khả năng đây là động thái cắt lỗ khi thị trường xuất hiện nhịp hồi hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý giới đầu tư vẫn lo lắng vì ảnh hưởng từ dịch bệnh.  

Rổ VN30 tạo sức ép chính lên VN-Index khi sắc đỏ tràn ngập rổ này với 22 mã giảm, 7 mã tăng và 1 mã giảm vào thời điểm 10h30. Trong số cổ phiếu lớn vẫn duy trì được sắc xanh, cổ phiếu VNM nổi bật nhất với việc tăng giá 2%, dẫn đầu nhóm kìm hãm đà giảm của chỉ số chính, đồng thời được khối ngoại mua ròng. Ở chiều ngược lại, hàng loạt các ông lớn rớt giá hơn 2% như VCB, VHM, PNJ, VJC, MWG. 

Áp lực bán trên thị trường khiến chỉ số chính lao dốc liên tục cho đến hết phiên sáng và tạm dừng ở mức thấp nhất phiên 821,4 điểm, giảm 16 điểm so với giá tham chiếu, tương đương 1,93%, với 86 mã tăng giá và 222 mã giảm giá. 

Một số mã cổ phiếu lớn giảm sâu sau phiên sáng như VJC giảm sàn, PNJ giảm 5,16%, VCB giảm 3,63%; VHM giảm 3,27%; BID giảm 3,18%; STB giảm 3,07%. Các mã giảm giá hơn 2% có GAS, VPB, MSN, HDB; các mã giảm giá hơn 1% có VIC, TCB, VRE, PLX, NVL, BVH, FPT, EIB.

Ở phía ngược lại, dẫn đầu các cổ phiếu lớn cố hãm đà giảm của chỉ số chính là VNM tăng nhẹ 0,3%; SAB tăng 0,1%; BHN tăng 0,2%.

Covid-19 tiếp tục nhuộm đỏ thị trường

Đến phiên chiều, thị trường tiếp tục nhuộm đỏ với thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm thứ 35 là người tiếp xúc với 2 bệnh nhân người Anh tại Đà Nẵng. Kèm theo đó là thông tin Ý đã xác định có 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Bên cạnh đó, ghi nhận bệnh nhân số 17 từ Ý về Việt Nam và bệnh nhân số 20 lây nhiễm từ bệnh nhân số 17 có biểu hiện viêm phổi rõ nét (bao gồm viêm phổi kẽ), biểu hiện bệnh cũng nặng hơn so với bệnh nhân đến từ Anh (có triệu chứng mờ nhạt). Điều này khiến tâm lý giới đầu tư thêm phần bất an. 

Tưng bừng bắt đáy

Chỉ trong 15 phút sau khi mở cửa phiên chiều, thị trường chao đảo với lực bán tháo ồ ạt, chỉ số VN-Index rơi thẳng đứng gần 41 điểm, tương đương 4,9%, xuống dưới ngưỡng 974,9 điểm. Diễn biến này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng phiên đen tối đầu tuần này lại tái diễn lần nữa trong hôm nay, thì dòng tiền bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ trong thời điểm nhiều mã giảm sàn. 

Giao dịch trở nên sôi động hơn khi nhiều nhà đầu tư tranh thủ gom hàng, đặc biệt là những ai đã bỏ lỡ cơ hội vào phiên đầu tuần để sở hữu các mã hấp dẫn với mức giá càng hấp dẫn hơn. Do đó, trong thời gian còn lại của phiên chiều, chỉ số VN-Index đã lấy lại được gần nửa số điểm đã mất và đóng cửa tại mức 811,35 điểm, giảm 26,35 điểm, tương đương với 3,12%, với 77 mã tăng giá, 296 mã giảm giá và 41 mã đứng giá. Trong đó có 15 mã tăng trần và 42 mã giảm sàn. 

Diễn biến giảm điểm trở lại hôm nay của thị trường đã được nhiều công ty chứng khoán dự báo trước đó. Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index đang bước đầu kiểm định vùng hỗ trợ mạnh 780-820. Tuy nhiên, nhóm phân tích cho rằng, thị trường có thể còn các nhịp rung lắc để kiểm định vùng hỗ trợ này thêm một vài lần nữa. 

Điểm tích cực hiện nay là nhiều nhóm cổ phiếu đang rơi vào trạng thái quá bán sau nhịp lao dốc mạnh trước đó. Diễn biến này có thể giúp thị trường sớm bước vào nhịp hồi phục ngắn hạn. Nhưng ở chiều ngược lại, yếu tố tiêu cực vẫn là áp lực bán ròng của khối ngoại ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.

Khối lượng giao dịch tăng mạnh

Khối lượng giao dịch hôm nay tăng mạnh 7% so với phiên trước, đạt 318,6 triệu đơn vị, tương ứng với 5,5 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 40,3 triệu đơn vị, giá trị 1.359 tỷ đồng.

Tâm lý bắt đáy của giới đầu tư trong phiên chiều nay khiến khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE đạt mức cao nhất trong vòng gần 2 năm qua, với hơn 278 triệu đơn vị đã được khớp.

Top 10 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn hôm nay có tới 9 mã giảm giá và mình mã VHM đứng giá. Trong đó có 4 mã giảm sàn gồm BID, GAS, VPB, TCB. Còn lại mã VIC giảm giá 0,72%; VCB giảm 3,63%; VNM giảm 0,1%; SAB giảm 2,13%; CTG giảm 5,31%.

Riêng TPB đứng giá, phần còn lại của nhóm ngân hàng đều giảm giá mạnh gồm VCB, BID, CTG, TCB, VPB, MBB giảm 496%; HDB giảm 5,04%; STB giảm sàn, EIB giảm 0,89%.

Về khối lượng giao dịch, mã STB với 18,8 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HQC (+6,1%) với 17,4 triệu đơn vị và HAI đạt 14,6 triệu đơn vị.

E1VFVN30 dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 4,6 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VPB, VNM, CTG, STB.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là E1VFVN30 với 13,9 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, VPB, VRE, MSN.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 5 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, DQC (CTCPC Bóng đèn Điện Quang) tăng 13,8 lần; VPH (CTCP Vạn Phát Hưng) tăng 8 lần; TIP (CTCP Phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa) tăng 7 lần; FTS (CTCP chứng khoán FPT) tăng 5,7 lần; PTB (CTCP Phú Tài) tăng 5,7 lần; DAH (CTCP Tập đoàn khách sạn Đông Á) tăng 5,2 lần.

HNX  SHB tăng trần

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index diễn biến khá giống với chỉ số VN-Index khi tăng khá tốt với hơn 1 điểm vào đầu phiên sáng, sau đó áp lực bán ra đột ngột tăng mạnh khiến chỉ số HNX-Index bị đẩy ngươc trở lại và rớt mốc tham chiếu cho đến đầu phiên sáng. 

Đến phiên chiều, sàn này cũng tiếp tục giảm sâu hơn 3 điểm do thông tin từ dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đà rơi của chỉ số HNX-Index được chặn lại cũng nhờ lực cầu bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ. Vì vậy, chỉ số này hồi phục một cách mạnh mẽ khi lấy lại gần hết điểm số đã mất và đóng cửa tại mức 105,52 điểm, giảm nhẹ 0,67 điểm, tương đương 0,64% với 52 mã tăng giá và 95 mã giảm giá. Trong đó có 14 mã tăng trần và 16 mã giảm sàn.

Diễn biến của chỉ số chính trên sàn chứng khoán Hà Nội phụ thuộc lớn vào các mã ngân hàng. ACB giảm 3,31%, tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,8 điểm ảnh hưởng. Trong khi đó, SHB đóng cửa ở mức giá trần, do đó đã tác động làm tăng chỉ số chính lên 0,73 điểm.

Khối lượng giao dịch tăng tới 1,1 lần so với phiên trước, đạt 77,7 triệu đơn vị, tương ứng với 0,85 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Về khối lượng giao dịch, SHB dẫn đầu sàn khi đạt 28,8 triệu đơn vị, tăng gấp đôi so với phiên trước. ACB theo sau với 7,8 triệu đơn vị, KLF (+6,7%) đạt 5,7 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, SHS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 118 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 1,2 triệu đơn vị.

Sàn HNX hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 5 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, DBT (CTCP dược phẩm Bến Tre) tăng 40,6 lần; LAS (CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao) tăng 12.3 lần; L14 (CTCP Licogi 14) tăng 6,3 lần.

Next Post

Cristiano Ronado quảng cáo, Shopee giữ ngôi vương thương mại điện tử

T5 Th3 12 , 2020
Shopee hiện là ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất và dẫn đầu về lượng truy cập website tại Việt Nam.
Copyright All right reserved

Chuyên mục