Chứng khoán ngày 12/3: Hơn 100 mã giảm sàn trên HOSE

> Chứng khoán ngày 11/3: Cơ hội bắt đáy lần 2

Bảng diện tử sàn HOSE ngày 12/3.

HOSE – Hơn 100 mã giảm sàn

Trước khi mở cửa phiên giao dịch, thị trường chứng khoán ngày 12/3 đón nhận các tin tiêu cực liên quan tới dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, vào chiều qua, WHO đã tuyến bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.

Bão Covid-19 tiếp tục tàn phá các thị trường

Tổng số ca nhiễm trên thế giới đã vượt ngưỡng 125.000 người và hơn 4.600 ca tử vong. Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 121 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng Mỹ đã có hơn 1.100 ca nhiễm bệnh, điều này khiến chứng khoán Mỹ đêm qua đã chìm trong sắc đỏ và rơi vào thị trường con gấu. Chỉ số Dow Jones ngày 11/3 giảm hơn 1.400 điểm và các chỉ số khác đã mất gần 5%.

Ngoài ra, việc Mỹ cấm đi lại với châu Âu (vì Covid-19) khiến chứng khoán châu Á, chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ và châu Âu sáng nay lao dốc.

Diễn biến xấu từ các thị trường chứng khoán thế giới trước đó đã tác động mạnh đến thị trường trong nước. Chỉ số VN-Index giảm hơn 4,6% ngay ở phiên mở cửa ATO, trong đó, toàn bộ rổ VN30 đều đỏ rực với mã MWG tiếp tục giảm sàn lặp lại kịch bản từ cuối phiên trước đó.

Vào lúc 10h sáng, áp lực bán tháo xuất hiện từ sớm và duy trì liên tục sau đó khiến VN-Index mất hơn 44 điểm, tương đương với 5,3%, xuống mức 767 điểm, với gần 330 mã giảm giá, trong đó có hơn 70 mã giảm sàn.

VN30 xanh mắt mèo

Rổ VN30 vẫn chìm trong sắc đỏ, thậm chí có tới 7 mã giảm sàn gồm VIC, MSN, BVH, VRE, TCB, GAS, PNJ. Đôi lúc cũng có vài mã lớn này thoát sàn, lên được 1 – 2 giá, và điều đó khiến chỉ số chính nhích lên 1 chút, nhưng tính ra chưa phải là dấu hiệu hồi.

Do đó, chỉ số VN-Index gần như đi ngang trong thời gian còn lại của phiên sáng và tạm dừng ở mức 765,5 điểm, giảm 45,9 điểm, tương đương với 5,7% với 28 mã tăng giá và 340 mã giảm giá. Trong đó có 102 mã giảm sàn.

Trong rổ VN30 lúc hết phiên sáng, duy nhất có SAB tăng giá lên 2%. Còn lại 29 mã đều giảm giá và đa số có lực mua yếu ớt, trong đó 13 giảm sàn gồm TCB, VPB, ROS, MSN, SBT, BID, HDB, GAS, MWG, VHM, PNJ, PLX và BVH.

Một số mã khác cũng giảm sâu và cách mức giá sàn không xa như VIC giảm 6,7%; VCB giảm 6,8%; CTG giảm 6,5%; VJC tụt 6,1%; MBB giảm 6%; TPB giảm 5,2%; VRE giảm 6,7%; HPG tụt 6,6%; SSI tụt 5,5%; FPT giảm 5%.

Đáng chú ý, mã MWG tiếp tục giảm sàn với lượng khớp thấp đáng kể so với bình quân các phiên trước.

VN-Index thấp nhất 2,5 năm

Đến phiên chiều, thị trường vẫn không nhận được tín hiệu khả quan, tâm lý giới đầu tư tiếp tục ‘chùng xuống’ khiến chỉ số VN-Index tiếp tục gần như đi ngang mức điểm thấp nhất ngày và không có nhịp hồi nào đáng kể.

Tuy nhiên, vào phiên ATC, dòng tiền bắt đáy đã tăng nhẹ giúp VN-Index nhích lên đôi chút và đóng cửa ở mức 769,25 điểm, giảm 42,1 điểm, tương đương 5,2% với 53 mã tăng giá và 344 mã giảm giá (trong đó có 117 mã giảm sàn). Đây là mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 23/8/2017

Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch hôm nay tăng 6% so với phiên trước, đạt 339,2 triệu đơn vị, tương ứng với 5,2 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 27,9 triệu đơn vị, giá trị 872,3 tỷ đồng.

STB với 21,4 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là FLC (-6%) với 21,3 triệu đơn vị và MBB đạt 15,5 triệu đơn vị.

Trong phiên giao dịch hôm nay, 7 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 6 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, VSH (Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh) tăng 29 lần; PGC (Tổng Công ty Gas Petrolimex) tăng 12,4 lần; VPH (Vạn Phát Hưng) tăng 7,2 lần; SCS (Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn) tăng 6,9 lần; KDC (Tập đoàn Kido) tăng 6,7 lần; VIP (Vận tải Xăng dầu VIPCO) tăng 6,5 lần; HNG (Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai) tăng 6,3 lần.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

VNM dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là CTG, E1VFVN30, VCB, MBB, VRE.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là E1VFVN30 với 5 triệu đơn vị. Theo sau là HPG, VRE, POW, PVD.

HNX – Màu xám

Chứng khoán ngày 12/3 trên sàn Hà Nội, diễn biến của chỉ số HNX-Index không mấy khá khẩm hơn so với sàn HOSE. Tuy nhiên, trong 30 phút cuối phiên, dòng tiền vớt đáy nhập cuộc mạnh hơn giúp một vài mã lớn tăng giá trở lại. Từ đó, chỉ số HNX-Index đã hồi phục được gần 2 điểm so với đáy của ngày và đóng cửa tại mức 101,92 điểm, giảm 3,61 điểm so với giá tham chiếu, tương đương với 3,42%, với 19 mã tăng giá và 58 mã giảm giá.

SHB (-5,56%), VCS (giảm sàn), PVS (giảm sàn) là 3 mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -2 điểm ảnh hưởng.

Khối lượng giao dịch giảm nhẹ 3,9% so với phiên trước, đạt 74,7 triệu đơn vị, tương ứng với 0,78 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Về khối lượng giao dịch, SHB dẫn đầu sàn khi đạt 17 triệu đơn vị. ACB theo sau với 11 triệu đơn vị, PVS (giảm sàn) đạt 7,7 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, ART là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 403,8 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 677,6 nghìn đơn vị.

Sàn HNX hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 6 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, ACM (Khoáng sản Á Cường) tăng 18 lần; BII (Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư) tăng 15 lần; KDM (Đầu tư HP Việt Nam) tăng 9,3 lần.

Next Post

Thế giới bị mắc kẹt với dự trữ ngoại hối bằng USD

T6 Th3 13 , 2020
Vị trí đồng đô la Mỹ (USD) trong kho dự trữ ngoại hối của thế giới có thể đang suy yếu và tỷ lệ nắm giữ đô la Mỹ đã giảm dần trong những năm gần đây.
Copyright All right reserved

Chuyên mục