Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 28/9 của các công ty chứng khoán như Bảo Việt (BVSC), MBS, Bản Việt (VCSC).
>> Chứng khoán ngày 25/9: VN-Index trượt chân, STB nổi sóng
Khuyến nghị trung lập TPB với giá mục tiêu 25.600 đồng/CP
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) là ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, hiện đại, am hiểu công nghệ với thế mạnh chủ chốt trong thị trường cho vay mua nhà và ô tô, sử dụng phương pháp cho vay theo chuỗi giá trị.
Chúng tôi tin rằng TPB có vị thế mạnh mẽ để phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhờ thanh khoản và nền tảng vốn vững chắc hơn, lợi thế đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số.
Điều này cho phép TPB không những theo đuổi chiến lược dài hạn mà còn thâm nhập hơn nữa mảng cho vay bán lẻ có bảo đảm, đặc biệt là thế chấp nhà ở, bổ sung cho việc tăng trưởng thu nhập từ lãi; mà còn mở rộng cơ sở khách hàng trong bối cảnh gia tăng nhanh chóng của xu hướng số hóa ngành ngân hàng và do đó, thúc đẩy tăng thị phần, CASA và thu nhập ngoài lãi. Chu kỳ NPL hiện tại có vẻ lành mạnh hơn so với chu kỳ trước, được trang bị tốt với tỷ lệ bao phủ nợ xấu tốt và đệm dự phòng cụ thể ở mức cao.
TPB đóng cửa ở mức 23.700 đồng/cổ phiếu, giao dịch ở mức P/E và P/B năm 2020 là 5,7x và 1,1x và năm 2021 là 5,0x và 0,9x với ROAE trung bình năm 2020-21 là 21,4%. Đánh giá NEUTRAL đối với TPB dựa trên mức giá mục tiêu 1 năm là 25.600 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 8,0%), định giá cổ phiếu ở mức P/B năm 2020 và 2021 lần lượt là 1,26x và 1,02x.
Khuyến nghị mua SCS với giá mục tiêu 140.000 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu SCS với giá mục tiêu 140.000 đồng/CP trên cơ sở (i) Tiềm năng tăng trưởng xuất nhập khẩu đến từ những hiệp định thương mại mới được ký kết và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng tới Việt Nam,
(ii) SCS đầu tư mới tăng năng suất chứa hàng lên tới 350.000 tấn/năm trong khi các đối thủ cạnh tranh đã sử dụng hết công suất.
Với tiềm năng tăng trưởng lượng hàng hoá qua cảng đến từ hoạt động XNK và khả năng tăng thêm công suất kho hàng, chúng tôi dự đoán tổng lượng hàng hoá xử lý của SCS trong giai đoạn 2021 – 2022 sẽ có mức tăng trưởng trung bình là 11%.
Khuyến nghị mua đối với PVT
CTCK Bản Việt (VCSC)
Tổng CTCP Vận tải Dầu khí công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 9 tháng 2020 với doanh thu đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 565 tỷ đồng (giảm 21,6%).
Mức giảm trong lợi nhuận trước thuế chủ yếu đến từ giá thuê tàu chở dầu thô thấp hơn, giá thuê ngày thấp hơn của kho nổi và chi phí hoạt động kinh doanh cao hơn do dịch COVID-19.
Trong quý 3/2020, doanh thu đã tăng 11,2% trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 21,2% do sản lượng vận chuyển dầu thô thấp hơn khi BSR đã thực hiện trùng tu 51 ngày kể từ ngày 12/08/2020.
Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2020 đã hoàn thành lần lượt 77,3% và 76,6% dự báo tương ứng cả năm của chúng tôi, và phù hợp phần lớn với dự báo của chúng tôi.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho PVT với giá mục tiêu 13.300 đồng (tổng mức sinh lời dự phóng 6,5% bao gồm lợi suất cổ tức 5,3%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PVT hiện đang giao dịch với EV/EBITDA 3,8 lần trong năm 2020, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu FCN nằm tại mức 13
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu FCN của Công ty cổ phần FECON đang ở trong trạng thái tiếp tục tăng giá sau khi đã có sự sụt giảm khá mạnh vào nửa cuối tháng 7 do ảnh hưởng của làn sóng Covid thứ hai.
Phiên 25/9, thanh khoản tăng cao đã đẩy giá cổ phiếu tăng ấn tượng 6.07%, qua đó chính thức vượt qua mức đỉnh cũ của tháng 6 ở ngưỡng 11.2.
Các chỉ báo xu hướng hiện đều ủng hộ cho trạng thái tích cực của FCN. Tuy nhiên, do chỉ báo RSI đã đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể sẽ xuất hiện sự điều chỉnh trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của FCN nằm tại xung quanh giá 11. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 13, cắt lỗ nếu mệnh giá 10 bị xuyên thủng.
(Theo ĐTCK)