Top 10 cổ phiếu tăng, giảm giá mạnh nhất tuần 20 – 24/7

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua là DAT với 40% và 26 phiên tăng trần. Ngược lại, cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là DIC với 21,6%.

>> Cổ phiếu vẫn hấp dẫn dòng tiền

Top 10 cổ phiếu tăng, giảm giá mạnh nhất tuần 20 - 24/7
Biểu đồ biến động của VN-Index và các cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HOSE trong tuần 20 – 24/7.

Kết thúc tuần 20 – 24/7, VN-Index giảm mạnh 42,86 điểm, hay 4,9%, lên mức 829,16 điểm. Giá trị giao dịch trung bình ngày tăng 15% so với tuần trước, lên mức 5,01 nghìn tỷ đồng/ phiên, khối lượng tăng 24% lên 310,9 triệu đơn vị. Chỉ số này ghi nhận 2 phiên tăng điểm và 3 phiên giảm.

Trong Top 10 cổ phiếu trong tuần tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE, DAT (CTCP Đầu tư du lịch và phát triển thủy sản) dẫn đầu với 39,9% lên 38.550 đồng/ cổ phiếu với cả 5 phiên tăng trần. Tính rộng ra, cổ phiếu này đã có 26 phiên tăng trần liên tiếp.

Công ty Thủy sản (DAT) năm nay đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng, thấp hơn 20% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 35,8%, đạt 40 tỷ đồng.

Tiếp đến, cổ phiếu SGR (CTCP Địa ốc Sài Gòn) tăng 21,6%. Mới đây, công ty thông báo triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 để thực hiện việc tăng vốn điều lệ từ 455 tỷ lên 600 tỷ đồng và điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2019, tăng cổ tức từ 15% lên 42%.

Cũng nằm trong danh sách này, APG (CTCP Chứng khoán APG) đã tăng 16,3%  lên 12.500 đồng/ cổ phiếu. Quý II năm nay công ty lãi hơn 1,88 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 1,13 tỷ đồng. Nguyên nhân do lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng và chi phí dự phòng tài sản tài chính giảm.

Top 10 cổ phiếu tăng, giảm giá mạnh nhất tuần 20 - 24/7

Ở phía ngược lại, DIC (CTCP Đầu tư và thương mại DIC) giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE với 21,6% xuống mức 1.270 đồng/ cổ phiếu với 4 phiên giảm sàn.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo việc hủy niêm yết gần 26,6 triệu cổ phiếu DIC. Ngày hủy niêm yết có hiệu lực 10/8 và ngày giao dịch cuối cùng 7/8. Nguyên nhân là tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất (2019).

Theo sau là TNI của Tập đoàn Thành Nam với mức giảm 21,1%. Cổ phiếu này đã giảm mạnh 73% từ cuối tháng 5. Quý II, công ty này ghi nhận doanh thu đạt hơn 376 tỷ đồng, giảm 24,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm 59,4%, xuống 1,28 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trên sàn HOSE – ngân hàng tuần qua tất cả đều giảm giá gồm BID giảm 8,2%; VPB giảm 8%; CTG giảm 7,7%; TPB giảm 6,3%; HDB giảm 6,1%; STB giảm 6%; MBB giảm 5,7%; TCB giảm 5,3%; EIB giảm 3,7%; VCB giảm 2,2%.

Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE cũng đều giảm giá trong tuần qua gồm BID dẫn đầu, CTG theo sau, HPG giảm 6%; SAB giảm 5,7%; VHM giảm 5,6%; TCB; GAS giảm 5%; VNM giảm 4,9%; VIC giảm 3,8%; VCB.

Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 7,48 điểm trong tuần qua, hay 6,4%, xuống mức 109,33 điểm. Giá trị giao dịch trung bình ngày tăng 21% lên mức 486,6 tỷ đồng/ phiên, khối lượng trung bình ngày tăng 33% lên mức 47,87 triệu đơn vị. Chỉ số này ghi nhận 1 phiên tăng điểm và 4 phiên giảm.

Trong nhóm cổ phiếu tăng giá nhanh nhất trên sàn Hà Nội, SCI (CTCP SCI E&C) dẫn đầu khi tăng 59,8% lên 37.700 đồng/cổ phiếu với 5 phiên tăng trần. Tính từ đầu tháng 7 đến nay, cổ phiếu này đã tăng 16/18 phiên.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của SCI E&C, cổ đông đã thông qua phương án phát hành hơn 12 triệu cổ phiếu với giá chào bán 10.000 đồng/đơn vị để tăng vốn điều lệ. Thời gian dự kiến là quý III –  quý IV năm nay.

Top 10 cổ phiếu tăng, giảm giá mạnh nhất tuần 20 - 24/7

Ở phía ngược lại, TKU (CTCP Công nghiệp Tung Kuang) giảm mạnh nhất với 33,1% xuống mức 8.300 đồng/ cổ phiếu. Cổ phiếu này liên tục giảm sàn trong 6/7 phiên gần đây. Ông Hsu Wen Chuan, Trưởng Ban kiểm soát đăng ký bán 501.102 cổ phiếu. Giao dịch dự kiến thực hiện theo thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 17/7 đến 14/8.

Top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn Hà Nội tuần qua có 7 mã giảm giá gồm SHB giảm 13,1%; VCS giảm 7,3%; ACB giảm 6,5%; PVS giảm 5,6%; VIF giảm 4,5%; IDC giảm 3,1%; VCG giảm 2,7%. Riêng PVI tăng 1,7%; DGC và PHP đứng giá.

Next Post

Dự báo giá vàng tuần 27 – 31/7: Đạt mốc 2.000 USD/ounce

CN Th7 26 , 2020
Một chuyên gia dự báo giá vàng sẽ được đẩy lên ngưỡng kháng cự mới 2.000 USD/ounce vào cuối tuần tới bởi các yếu tố hỗ trợ cơ bản mạnh mẽ.
Copyright All right reserved

Chuyên mục