USD vững ngôi vương
Đồng USD đã đắc lợi từ cơn hoảng loạn trên toàn thị trường được kích hoạt bởi sự bùng phát của virus Corona. Khi toàn bộ dân số phải cách ly vì đại dịch, hoạt động kinh tế đã bị ảnh hưởng.
Và không có gì ngạc nhiên, điều đó làm xói mòn nghiêm trọng triển vọng của bất kỳ tài sản nào sống dựa vào tăng trưởng toàn cầu, có thể là cổ phiếu hoặc các hàng hóa chu kỳ như dầu thô và đồng.
Điều này đã truyền cảm hứng cho một làn sóng bán tháo trên toàn thị trường. Và với tính thanh khoản vô song của mình, đồng bạc xanh trở nên đặc biệt hấp dẫn trong môi trường này.
Đồng USD giúp lưu giữ giá trị tài sản và cho phép nó được tái đầu tư một cách nhanh chóng khi cần. Hơn 80% các giao dịch tiền tệ toàn cầu được thanh toán bằng USD, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
Nhìn về phía trước, các thị trường có khả năng vẫn tập trung sự chú ý vào các nhà hoạch định chính sách, những người đang nỗ lực ngăn nền kinh tế toàn cầu khỏi sự đổ vỡ.
Một làn sóng các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ đã được tung ra. Các ngân hàng trung ương trên thế giới cắt giảm lãi suất cho vay và bơm đầy thị trường bằng tín dụng giá rẻ.
Tuy nhiên, sự cách ly đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới – nhằm chống sự lây lan của virus – lại hạn chế hiệu quả ngay lập tức của các biện pháp đó.
Tài chính giá rẻ và sức mua được trợ cấp không đủ khích lệ để thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư và tiêu dùng khi rất nhiều hoạt động thương mại toàn cầu đang tạm dừng và rất nhiều người đang lẩn quẩn sau cánh cửa đóng kín. Chống dịch bệnh sẽ phải là ưu tiên số một.
Vì vậy, việc thay đổi tình hình hiện tại dường như là không thể ngay cả khi các thị trường quan tâm đến kết quả của hội nghị bộ trưởng ngoại giao G7 và cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU, cũng như thông báo chính sách của Ngân hàng Anh.
Dữ liệu PMI đến từ Mỹ và Tây Âu có thể sẽ xác nhận những gì còn bị nghi ngờ – nền kinh tế toàn cầu đang nhanh chóng bị thu hẹp.
Chốt lại, tốc độ và sự lây lan của dịch bệnh sẽ vẫn là một xem xét quan trọng của các nhà đầu tư. Nhìn thấy đỉnh của đại dịch bây giờ dường như là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cải thiện nào trong khẩu vị rủi ro.
Một số liệu của Bloomberg về các điều kiện tài chính ở Mỹ cho thấy sự suy giảm mạnh bất chấp việc Fed hạ lãi suất xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009. Điều này có thể giữ tiền mặt – và do đó Dollar – được giao dịch ở mức cao.
EUR/USD chưa ngừng lao dốc
Các ngân hàng trung ương và chính phủ toàn cầu đã làm hết sức mình vào tuần trước để chống lại cuộc khủng hoảng thị trường do lo ngại sự lây lan của Covid-19 sẽ gây thiệt hại không kể xiết cho kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm hạn chế việc bán mạnh các tài sản khác để mua USD và tăng giữ tiền mặt đã không giúp cải thiện niềm tin.
Đặc biệt, công bố hôm thứ Tư của Ngân hàng Trung ương châu Âu về chương trình mua tài sản khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro cũng không giúp ổn định được tỷ giá EUR/USD. Cặp này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2017.
Dự báo trong tuần tới, cặp tỷ giá EUR/USD vẫn sẽ tiếp tục lao dốc. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cần lưu ý rằng, cùng cặp với USD thì đồng Euro đã giảm ít hơn so với nhiều loại tiền tệ khác, bao gồm Đô la Úc, Bảng Anh, Đô la New Zealand và Krone Na Uy.
Thật vậy, ví dụ cặp tỷ giá EUR/GBP đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2009 và xu hướng đó dường như cũng sẽ tiếp tục. Cần lưu ý về chương trình kích thích mới nhất của Ngân hàng Anh – tung ra 200 tỷ bảng để mua trái phiếu và hạ lãi suất xuống 0,1% từ 0,25% – một động thái khẩn cấp thứ hai chỉ trong hơn một tuần.
(Theo dailyfx.com)
>> BIỂU ĐỒ TRỰC TUYẾN: VÀNG, NGOẠI TỆ, CHỨNG KHOÁN, TIỀN ĐIỆN TỬ