Chứng khoán ngày 15/6: Thanh khoản đột biến, VN-Index rớt đáy 1 tháng

VN-Index đóng cửa tại đáy 1 tháng 632,47 điểm. Thanh khoản đột biến với 201 triệu cổ phiếu VHM được khối ngoại mua vào ở cuối phiên.

>> Top 10 cổ phiếu tăng, giảm giá mạnh nhất tuần 8 – 12/6

Chứng khoán ngày 15/6: Thanh khoản đột biến, VN-Index rớt đáy 1 tháng
Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 15/6/2020.

HOSE – Đóng cửa tại đáy ngày

Sau 2 phiên cuối tuần trước, tâm lý nhà đầu tư phần lớn tỏ ra thận trọng khiến dòng tiền suy yếu vào đầu phiên sáng nay. Chỉ số VN-Index chỉ duy trì được sắc xanh trong 30 phút đầu giao dịch. Áp lực chốt lời gia tăng khiến sắc đỏ lan rộng bảng điện tử.

Chỉ số chính rớt đáy đầu tiên 854 điểm, thấp hơn 9 điểm so với tham chiếu vào lúc 9h46. Tuy nhiên, sự thận trọng và có phần thăm dò của cả bên mua và bên bán khiến VN-Index quay lại mốc 960 điểm và gần như đi ngang cho đến khi tạm dừng phiên sáng tại 858,53 điểm, giảm 4,99 điểm (-0,58%) so với tham chiếu. Thanh khoản giảm 30% so với sáng ngày 12/6, đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 250,5 triệu đơn vị.

Đến chiều, khi bên bán không còn duy trì sự kiên nhẫn, áp lực chốt lời gia tăng mạnh mẽ. Chỉ số VN-Index rơi thẳng xuống vùng 940 điểm chỉ sau 15 phút giao dịch trở lại, thấp hơn 23 điểm so với tham chiếu.

Mặc dù dòng tiền bắt đáy xuất hiện tại vùng đáy này nhưng khá yếu. Sau khi hồi phục 8 điểm, chỉ số VN-Index tiếp tục lao dốc và đóng cửa tại đáy thấp nhất trong ngày 832,47 điểm, giảm 31,05 điểm (-3,6%) so với tham chiếu.   

Chốt phiên hôm nay có 96 mã tăng và 291 mã giảm giá, trong đó, 21 mã tăng trần và 32 mã giảm sàn.

Rổ VN30 có tới 25 mã giảm giá, trong đó CTD và SSI giảm sàn. Sáu cổ phiếu giảm giá trên 3% khác gồm BID, SBT, TCB, VHM, VNM, VPB.

Đánh giá tác động lên chỉ số chính hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng phần lớn giảm sâu. Do đó, ngành này đã góp phần lớn vào đà giảm của VN-Index với 10 điểm ảnh hưởng.

Nhóm cổ phiếu Vingroup gồm VIC, VHM, VRE đều giảm giá nên tạo gánh nặng đáng kể cho VN-Index với 8 điểm ảnh hưởng.

Ở cổ phiếu riêng lẻ, VNM, GAS và SAB là ba cổ phiếu tác động lớn vào đà giảm của chỉ số chính với 5,5 điểm ảnh hưởng.

Khối lượng giao dịch hôm nay giảm 14% về lượng và 193% về giá trị so với phiên trước, đạt 708 triệu đơn vị, tương đương 22,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 237,9 triệu đơn vị, tương đương 16,4 nghìn tỷ đồng.

Thanh khoản đột biến hôm nay chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận 201 triệu cổ phiếu VHM, tương đương 15 nghìn tỷ đồng được sang tay trong những phút cuối phiên chiều.

Đáng chú ý, mã ROS (-1%) với 31,6 triệu đơn vị dẫn đầu về khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE. Tiếp theo là STB (+2,1%) với 31,3 triệu đơn vị và ITA (+1,7%) đạt 27,3 triệu đơn vị.

Khối ngoại mua ròng trở lại với 14,86 nghìn tỷ đồng, tương đương 190,6 triệu đơn vị, trong khi đó, phiên trước đã bán ròng 255,74 tỷ đồng.

Trong đó, giao dịch đột biến chủ yếu đến từ thỏa thuận khủng cổ phiếu VHM với khối lượng mua lên tới 201,33 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị gần 15.100 tỷ đồng. Tính cả giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận, VHM là mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong phiên đầu tuần với hơn 14,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 200,97 triệu đơn vị.

CTG theo sau được mua ròng 47,65 tỷ đồng; POW với 23,14 tỷ đồng, FUEVFVND với 16,6 tỷ đồng, các mã được mua ròng còn lại ở dưới 10 tỷ đồng.

Ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất là VNM với 80,8 tỷ đồng, tương đương 701,15 nghìn đơn vị. Tiếp đến, VCB bị bán ròng 32,76 tỷ đồng; STB với 27,58 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch hôm nay, hai mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, PLP (CTCP Sản xuất và công nghệ nhựa Pha Lê; đóng cửa giá trần) tăng 5,3 lần; TYA (CTCP Dây và cáp điện TAYA Việt Nam; giá trần) tăng 4,5 lần.

HNX – ACB giảm sâu

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sau khi gần như đi ngang hết phiên sáng, chỉ số HNX-Index rơi thẳng 2 điểm vào đầu phiên chiều do áp lực chốt lời gia tăng và sau đó đóng cửa tại 113,82 điểm, giảm 3,09 điểm (-2,64%), với 109 mã tăng giá và 57 mã giảm giá.

ACB (-4,9%) là mã góp phần lớn nhất vào đà giảm của chỉ số chính với 1 điểm ảnh hưởng.

Khối lượng giao dịch tăng 9% về lượng và 10% về giá trị so với phiên trước, đạt 88,7 triệu đơn vị, tương đương 827,7 tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Trong đó, MBG (-8,9%) dẫn đầu sàn khi đạt 8,6 triệu đơn vị. HUT (đứng giá) theo sau với 8,3 triệu đơn vị, PVS (-4,8%) đạt 7,7 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, sàn HNX tiếp tục bán ròng 4,98 tỷ đồng, tương đương 802,9 nghìn đơn vị, giảm 63% về giá trị so với phiên trước đó. Trong đó, khối ngoại mua ròng 30 mã và mạnh nhất là LHC được mua ròng 1,7 tỷ đồng, tương đương 25 nghìn đơn vị.

Trong khi đó, khối này bán ròng 31 mã và dẫn đầu là SHB đạt 4,2 tỷ đồng, tương đương 261,6 nghìn nghìn đơn vị.    

Trên sàn Hà Nội hôm nay, hai mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 5 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, THT (CTCP Than Hà Tu –Vinacomin) tăng 6,7 lần; DST (CTCP Đầu tưu Sao Thăng Long; đóng cửa giá trần) tăng 4,5 lần.

Bình luận cuối phiên

Theo đánh giá của của công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), thị trường giảm mạnh trong phiên đầu tuần với việc chỉ số VN-Index đánh mất ngưỡng 840 điểm (fibonacci retracement 50%). Qua đó làm tín hiệu kỹ thuật trở nên xấu hơn và đà giảm có thể tiếp tục với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 820 điểm (MA50).

Trong kịch bản xấu hơn, chỉ số VN-Index có thể lùi về gần ngưỡng 795 điểm (fibonacci retracement 38,2%). Nếu không tính giao dịch mua ròng đột biến hơn 15.000 tỷ đồng VHM thì thực tế là khối ngoại vẫn đang bán ròng trên hai sàn hơn 200 tỷ đồng.

Do đó, SHS dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 16/6, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc với ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 840 điểm (fibonacci retracement 50%).

Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể canh bán ra khi VNIndex hồi phục về vùng kháng cự quanh 840 điểm. Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt lớn có thể giải ngân thăm dò một phần tỷ trọng nếu thị trường điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 820 điểm (MA50).

Còn công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, VN-Index có thể xuất hiện nhịp “bulltrap” để thử thách vùng 840-845 điểm trong phiên kế tiếp.

“Tuy nhiên, như chúng tôi đã cảnh báo trong bản tin trước đó, nếu chỉ số để mất ngưỡng 840 điểm, thị trường sẽ bước vào nhịp giảm điểm và có thể lùi về vùng hỗ trợ mạnh 780-810 điểm trong ngắn hạn”, theo BVSC.

Ngoài ra, thị trường có thể bị biến động mạnh trong những phiên cuối tuần khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs và đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 06 diễn ra.

BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức dưới 25% cổ phiếu. Thêm nữa, nhà đầu tư đã tiếp tục đứng ngoài thị trường để chờ đợi các tín hiệu xu hướng rõ ràng hơn. Đối với các nhà đầu tư đang còn tỷ trọng cổ phiếu cao vẫn nên bán giảm tỷ trọng trong những phiên thị trường tăng điểm.

Next Post

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 16/6: POW, PPC, NT2, NVL, GEG

T3 Th6 16 , 2020
Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/6 của các công ty chứng khoán như Phú Hưng (PHS), BSC, MBS.
Copyright All right reserved

Chuyên mục