Cổ phiếu cần quan tâm ngày 8/4: CVT, ACV, HPG, KDH, PLX, VIB, VRE

Cổ phiếu VRE được VCSC khuyến nghị mua
Cổ phiếu VRE được VCSC khuyến nghị mua

Có thể mở vị thế cổ phiếu CVT tại ngưỡng giá 16-17

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu CVT của CTCP CMC đã hình thành mô hình 2 đáy. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với thấy nhịp tăng giá ngắn hạn.

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. CVT nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng giá 20 trong các phiên giao dịch tới.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 16-17 và chốt lãi ngắn hạn tại vùng giá 20-22. Cắt lỗ ngếu cổ phiếu mất nưỡng hỗ trợ 15.

Khuyến nghị mua cổ phiếu ACV

CTCK Bản Việt (VCSC)

Theo báo cáo từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo đánh giá tình hình tác động của dịch Covid-19, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) công bố doanh thu sơ bộ giảm 17% đạt 4,1 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,9 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2020. Chúng tôi cho rằng mức giảm lợi nhuận này là do tác động tiêu cực đến ACV do bùng phát dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Theo báo cáo này, ACV cũng đặt kế hoạch doanh thu đạt 11,4 nghìn tỷ đồng (giảm 38% so với năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (giảm 86%) trong năm 2020, dựa theo kịch bản:

(1) Thị trường quốc tế vào tháng 5/2020 sẽ phục hồi dần một số đường bay Trung Quốc; trong khi đường bay châu Âu, Hàn Quốc sẽ tạm dừng đến hết tháng 7/2020; các đường bay còn lại phải đến tháng 8 mới bắt đầu hồi phục chậm;

(2) Thị trường trong nước từ cuối tháng 3 đến tháng 5/2020 sản lượng sẽ tiếp tục giảm 60-70% và bắt đầu hồi phục từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng lịch học điều chỉnh nên khả năng sản lượng tăng đột biến trong đợt cao điểm hè như mọi năm sẽ không như kỳ vọng.

Kế hoạch doanh thu 2020 và lợi nhuận trước thuế 2020 là thấp hơn 37% và 84% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng kế hoạch của ACV là khá thận trọng trong bối cảnh các yếu tố chưa rõ ràng liên quan đến dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi bùng phát dịch đã vượt kịch bản giả định cơ sở của chúng tôi, chúng tôi ghi nhận rủi ro điều chỉnh giảm dự báo 2020 cho lợi nhuận của ACV, dù cần đánh giá chi tiết hơn.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho ACV với giá mục tiêu 76.700 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 60,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,9%.

Khuyến nghị mua cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 33.500 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã công bố sản lượng thép xây dựng bán ra tăng trưởng mạnh mẽ 42%, đạt 351.000 tấn trong tháng 3/2020. Miền Nam (tăng trưởng 90%, chiếm 20% tổng sản lượng bán) và miền Trung (tăng 23%) ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất.

Chúng tôi cho rằng đà tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước này đến từ 1) nhu cầu bị dồn nén từ tháng 1 và tháng 2 khi sản lượng bán ở mức thấp do hoạt động xây dựng trong nước chững lại trong bối cảnh nghỉ Tết Nguyên Đán và bùng phát dịch COVID-19,

2) lượng công suất bổ sung từ giai đoạn 1 của Khu liên hợp gang thép Dung Quất (2 triệu tấn thép xây dựng) bắt đầu vận hành thương mại với toàn bộ công suất vào tháng 12/2019, giúp HPG gia tăng thị phần, và 3) sản lượng xuất khẩu cao.

Trong quý 1/2020, sản lượng thép xây dựng bán ra của HPG đạt 732.000 tấn (tăng trưởng 5%) với sản lượng thép xuất khẩu chiếm 135.000 tấn (tăng 75%). Với kết quả kinh doanh này, HPG đã hoàn thành 22% dự báo cả năm của chúng tôi là 3,3 triệu tấn.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho HPG với giá mục tiêu 33.500 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 78%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Khuyến nghị mua cổ phiếu KDH với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Ngày 25/03/2020, CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch mua lại 27 triệu cổ phiếu quỹ (tương ứng 4,96% lượng cổ phiếu lưu hành). Trước kế hoạch mua lại này, KDH không sở hữu bất kỳ cổ phiếu quỹ nào.

Ngày 06/04/2020, công ty công bố thời gian giao dịch là từ ngày 15/04 đến ngày 14/05, thông qua phương pháp giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Nếu dựa theo giá thị trường hiện tại là 18.700 đồng/CP, tổng lượng cổ phiếu quỹ mua lại này sẽ có giá trị 505 tỷ đồng.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho KDH với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 68,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,6%.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 60.100 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Theo báo cáo của Ủy ban Quản lí Vốn Nhà nước (CSCM) đưa ra đánh giá về tác động của dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp Nhà nước (SOE), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) báo cáo doanh thu sơ bộ quý 1/2020 đạt 28,5 nghìn tỷ đồng (-32,2% YoY) và khoản lỗ ròng 572 tỷ đồng.

Chúng tôi cho rằng doanh thu quý 1 giảm do giá dầu thô giảm khoảng 20% YoY và cũng có khả năng đến từ sản lượng bán giảm khoảng 20% YoY (ước tính của chúng tôi dựa trên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ước tính trong ngành giảm 20-30% do dịch COVID-19). Chúng tôi cho rằng khoản lỗ ghi nhận trong quý 1 đến từ sản lượng bán giảm mạnh, diễn biến giá dầu bất lợi và dự phòng hàng tồn kho.

KQKD này thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi và dẫn đến rủi ro điều chỉnh giảm dự báo sản lượng và lợi nhuận của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Tuy nhiên, đây chỉ là những ước tính sơ bộ, do đó, con số sơ bộ và chính thức có thể có sự chênh lệch lớn.

Ngoài ra, PLX ước tính lỗ ròng 1,1 nghìn tỷ đồng trong kịch bản cơ sở kém tích cực nhất là đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài đến quý 4/2020. Hiện tại, chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (-9,8% YoY).

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PLX với giá mục tiêu 60.100 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 57,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,5%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PLX hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 là 14 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Khuyến nghị mua cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 24.700 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 24.700 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 83,0%.

Chúng tôi cho rằng dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến NIM dự phóng 2020 với mức giảm 7 điểm cơ bản so với NIM tương đối 2019 là 3,92% – trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 10,8%.

Mảng bancassurance là yếu tố dẫn dắt chính trong tương lai cho tăng trưởng thu nhập ngoài lãi (NOII). Chúng tôi kỳ vọng mức tăng 20% trong thu phí và dịch vụ bảo hiểm trong năm 2020 lên trên đà tăng trưởng 363% trong năm 2019.

Dự báo của chúng tôi cho tỷ lệ nợ xấu của VIB là tăng nhẹ 4 điểm cơ bản lên 1,74% trong năm 2020.

ROE và ROA dự phóng 2020 của chúng tôi đạt lần lượt 25,0% và 2,0% so với trung vị các ngân hàng lần lượt là 20,3% và 1,7%. Do đó, chúng tôi cho rằng định giá hiện tại lá hấp dẫn với P/B 2020 là 0,7 lần, so với trung vị ngành ngân hàng là 0,8 lần.

Rủi ro: (1) tăng vốn là cần thiết để đảm báo cho tăng trưởng trong dài hạn, có khả năng dẫn đến rủi ro pha loãng; (2) cạnh tranh gia tăng có thể tạo ra áp lực cho NIM; (3) các diễn biến vĩ mô ảnh hưởng đến ngành ngân hàng sẽ tạo áp lực để VIB tăng chi phí dự phòng trong bối cảnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp hiện tại và dư nợ vay ôtô cao; (4) khả năng điều chỉnh dự báo lợi nhuận 2020 nếu dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài qua khỏi quý 2/2020.

Khuyến nghị mua cổ phiếu VRE

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi giảm giá mục tiêu 20% còn 33.300 đồng khi điều chỉnh giảm 17% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 và tăng định giá giả định theo phương pháp vốn hóa của chúng tôi thêm 1 điểm phần trăm cho các mô hình trung tâm thương mại của CTCP Vincom Retail (VRE). Tuy nhiên, chúng tôi duy trì khuyến nghị mua khi giá cổ phiếu của VRE đã giảm 27% trong 1 tháng qua.

Chúng tôi gia hạn thời gian giả định để các trì hoãn kinh tế do dịch COVID-19 đạt đỉnh thêm 3 tháng đến cuối quý 2/2020. Chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 thêm 17% (2,7 nghìn tỷ đồng, -6% YoY), ảnh hưởng bởi 1) giải ngân toàn bộ gói hỗ trợ 300 tỷ đồng của VRE cho các đối tác cũng như ước tính của chúng tôi cho việc VRE tiếp tục giảm giá tiền thuê mặt bằng và chi phí hoạt động gia tăng, và 2) điều chỉnh giảm doanh số bán bất động sản.

Chúng tôi duy trì dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) tổng diện tích sàn của VRE đạt 16% trong giai đoạn 2019-2022 khi kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ dần quay về mức bình thường từ quý 3/2020, giúp VRE tiếp tục kế hoạch triển khai Trung tâm thương mại mới – đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2020.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021/2022 sẽ tăng 35%/28% YoY – chủ yếu đến từ việc tiếp tục mở rộng Trung tâm thương mại và biên lợi nhuận chung cải thiện – tương ứng dự báo CAGR EPS giai đoạn 2019-2022 đạt 18%.

Định giá của VRE tỏ ra hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2020 là 17,6 lần (dựa theo dự báo của chúng tôi) so với con số trung bình trong 1 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực với trung vị P/E trượt là 28,7 lần – dù VRE ghi nhận tăng trưởng EPS dự phóng mạnh mẽ hơn và tỷ lệ đòn bẩy ròng thấp hơn.

Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: Bùng phát dịch COVID-19 kéo dài sang 6 tháng cuối năm 2020, tiếp tục trì hoãn việc triển khai mạng lưới giao thông công cộng cao tốc (MRT), cạnh tranh từ mảng e-commerce trong dài hạn.

>> Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/4: VCS, HPG, PHS

>> Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/4

>> Chứng khoán ngày 6/4: VN-Index tăng 5%, mạnh nhất 19 năm

Next Post

Giá vàng ngày 8/4: Tìm thấy điểm tựa tốt

T4 Th4 8 , 2020
Giá vàng vẫn đang nhận hỗ trợ từ dự báo tốc độ bùng phát của dịch Covid-19 đang chậm lại từ đầu tuần này. Đến 10h, giá vàng giao ngay ở mức 1.646 USD/ounce.
Copyright All right reserved

Chuyên mục