Quản trị tài chính cá nhân: 3 giai đoạn xây dựng tích sản để trường tồn

Kể từ khi bắt đầu đi làm, việc lập kế hoạch quản trị tài chính cá nhân là vô cùng cần thiết. Vậy chiến lược và hành động nào phù hợp cho từng giai đoạn?

>> Ba lời khuyên về tài chính cá nhân của tỷ phú Ray Dalio

Quản trị tài chính cá nhân: 3 giai đoạn xây dựng tích sản để trường tồn

Giai đoạn 1: Tích lũy tư bản hay nói cách khác “làm việc vì tiền” hoặc “làm việc cho tiền”

Giai đoạn này bắt đầu từ khi chúng ta đi làm kéo dài khoảng 5-10 năm, ở giai đoạn này mỗi người thường có những đặc điểm sau:

Kiến thức, kỹ năng làm việc và thu nhập ban đầu còn hạn chế do mới đi làm

Thời gian có nhiều do chưa lập gia đình

Sức khỏe tốt vì trong giai đoạn thanh niên

Nhiệt huyết và quyết tâm rất cao của tuổi trẻ

Áp lực gia đình về chi tiêu, về mua nhà, mua xe … chưa lớn

Đứng trên góc độ của một người ứng dụng quản trị tài chính cá nhân, thì chiến lược và những hành động phù hợp bao gồm:

Đầu tiên, việc cần thiết và dễ làm nhất là tập trung vào nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc nhằm mục đích tăng thu nhập của bản thân.

Thứ hai, xây dựng các mối quan hệ xã hội ngày càng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt là công việc hiện tại, việc này sẽ giúp ích rất lâu dài cho việc chúng ta tăng thu nhập, thêm hiểu biết về các kênh đầu tư sau này. Bởi không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng vậy, vấn đề quan hệ sâu rộng và hiểu biết lẫn nhau luôn hữu ích trong mọi việc.

Thứ ba, tiết kiệm nhiều nhất có thể. Benjamin Franklin có câu nói rất nổi tiếng “Mỗi đồng tiết kiệm là một đồng làm ra”.

Không chỉ vậy, mỗi đồng tiết kiệm có thể bằng nhiều đồng làm ra vì: Benjamin chưa nhắc đến lãi kép; Mỗi đồng tăng thêm của thu nhập thường cần thêm chi phí trong khi đó mỗi đồng tiết kiệm là trọn vẹn. Đặc biệt, khi đã tiết kiệm thêm trong 1 thời gian dài sẽ trở thành thói quen trong cuộc sống của mỗi người và nó sẽ giúp chúng ta ngày càng tiết kiệm được nhiều hơn, sống bớt sân si hơn và tự do hơn.

Thứ tư, tiền tiết kiệm tốt nhất gửi vào kênh an toàn như tiết kiệm, trái phiếu hoặc vàng, nên tránh xa những kênh tài sản rủi ro như tiền ảo, giao dịch ngoại tệ…. Vì lúc này chúng ta chưa có nhiều quan hệ, hiểu biết về các lĩnh vực đầu tư rủi ro, hơn nữa nếu chúng ta tập trung vào những kênh tài sản rủi ro sẽ mất thời gian làm giảm hiệu quả công việc.

Ví dụ: Nếu mới tích được 300tr thì việc bạn nâng cao hiệu quả đầu tư 1 năm thêm 3% cũng chỉ mang lại thêm cho bạn 9tr/năm. Nhưng nếu bạn tập trung mạnh vào công việc thì thu nhập mỗi tháng tăng 5tr thì mỗi năm bạn sẽ tăng được 60tr – 80tr (tất nhiên đối với những người đặc biệt họ làm được cả 2 cùng 1 lúc thì càng tốt)

Giai đoạn 2: Phát triển tư bản hay nói cách khác là vận hành “tiền đẻ ra tiền”

Giai đoạn này ngay sau khi chúng ta tích lũy được một lượng tư bản nhất định (tiền) khoảng trên 100k USD (trên 2.5 tỷ đồng). Ở giai đoạn này chúng ta thường có 1 số đặc điểm như sau:

Kiến thức, kỹ năng làm việc cao và thu nhập cao và ổn định do đã tích lũy trong khoảng thời gian dài 5-10 năm.

Thời gian có hạn, sức khỏe có thể bắt đầu đi xuống khi bắt đầu bước vào giai đoạn trung niên.

Nhiệt huyết, sự giám dấn thân và phấn đấu có dấu hiệu giảm sút thậm chí “Ì”.

Áp lực chi tiêu, gia đình lớn hơn nhưng tích lũy tài sản giai đoạn này kha khá.

Quan hệ và hiểu biết xã hội nhiều và sâu rộng.

Đứng trên góc độ quản trị tài chính cá nhân thì chiến lược và những hành động phù hợp bao gồm:

Đầu tiên, duy trì và phát triển ổn định công việc hiện có một cách ổn định để lấy nguồn thu nhập đều đặn.

Thứ hai, sử dụng lượng tài sản tích lũy được và nâng cao kiến thức về đầu tư để hiệu quả hơn, thông minh hơn thay vì chỉ gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu và vàng, mục đích để xây dựng nguồn thu nhập có lợi suất cao hơn.

Thứ ba, xây dựng kênh đầu tư có nguồn thu nhập lớn thay thế cho thu nhập từ lương trở thành nguồn chính cho bản thân và gia đình.

Ví dụ: Với 10 tỷ đồng tài sản ròng, nếu đầu tư hiệu quả hơn 5%/năm là mỗi năm có thêm 500 triệu đồng lớn hơn nhiều so với việc phải cố ép mình làm việc cật lực để tăng lương được 5tr/tháng, 1 năm cũng chỉ thêm được 60tr – 80tr. (trừ những trường hợp đặc biệt ra).

Khi lượng tài sản đã tích được từ 500 nghìn USD đến 1 triệu USD thì nguồn thu nhập từ các tài sản này có thể cao gấp nhiều lần nguồn từ lương do mỗi tháng trung bình có thu nhập có thể từ 100 – 400 triệu đồng rất cao và trong khi lương phải trừ nhiều chi phí thì thu nhập từ đầu tư là nguyên vẹn.

Giai đoạn 3: Xây dựng để trường tồn

Gai đoạn này sau khi quy mô tài sản đã đạt một mức rất lớn (có thể trên 2 triệu USD khoảng trên 50 tỷ đồng). Ở giai đoạn này chúng ta thường có 1 số đặc điểm như sau:

Đi làm việc nhiều khi không phải vì tiền, lương không còn đóng góp quan trọng trong cơ cấu thu nhập.

Thời gian có hạn, sức khỏe giảm sút trong khi quy mô tài sản rất lớn.

Nhu cầu gia tăng nhanh chóng tài sản với đa phần không còn là ưu tiên thay vào đó chính là tự khẳng định bản thân.

Quan hệ và hiểu biết xã hội rất sâu rộng và có nhiều các mối quan hệ đặc biệt.

Đứng trên góc độ quản trị tài chính cá nhân thì chiến lược và những hành động phù hợp bao gồm:

Đầu tiên, xây dựng một danh mục các tài sản đa dạng hóa và có tính bền vững cao có thể truyền lại dễ dàng hơn cho các thế hệ tương lai tiếp quản và vận hành. Việc gia tăng thu nhập hay tìm các kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao với rủi ro cao chỉ là thứ yếu.

Thứ hai, tập trung đào tạo thế hệ kế cận, xây dựng truyền thống gia đình, gia tộc hướng đến trường tồn sự giàu có bền vững theo thời gian.

(Sưu tầm)

Next Post

Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

T4 Th5 20 , 2020
Bộ Tài chính khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm của trái phiếu và những rủi ro có thể xảy ra.
Copyright All right reserved

Chuyên mục