> Thế giới bị mắc kẹt với dự trữ ngoại hối bằng USD
Dự trữ ngoại tệ để làm gì?
Dự trữ ngoại tệ rất quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế của một nền kinh tế. Nếu không có dự trữ đầy đủ, một nền kinh tế có thể bị đình trệ và một quốc gia có thể không thể thanh toán được các hàng nhập khẩu quan trọng, như dầu thô, hoặc trả nợ nước ngoài.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa dự trữ ngoại hối là tài sản bên ngoài mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia, lãnh thổ có thể sử dụng để đáp ứng cân bằng nhu cầu thanh toán, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trên thị trường hối đoái và các mục đích liên quan khác.
Hầu hết các quốc gia, lãnh thổ nắm giữ phần lớn dự trữ ngoại hối của họ bằng đô la Mỹ, tiếp theo là đồng euro và đồng Nhân dân tệ Trung Quốc.
Dự trữ ngoại tệ đôi khi hữu ích cho các nền kinh tế đang phát triển với tỷ giá hối đoái cố định. Bằng cách mua và bán đồng tiền của họ khi cần thiết, các can thiệp ngoại hối này giúp giảm thiểu biến động.
Lấy ví dụ về Nga. Vào năm 2014, Nga đã cố gắng sử dụng lượng nắm giữ ngoại hối lớn của mình để tăng giá trị của đồng rúp, được giao dịch dưới một nhóm tiền tệ kép vào thời điểm đó. Các lệnh trừng phạt kinh tế và giá dầu giảm đã gây áp lực lên đồng rúp và tác động đến nền kinh tế Nga.
Nga đã cạn kiệt hơn 100 tỷ đô la ngoại tệ dự trữ vào năm 2014 khi ngân hàng trung ương tích cực bán đô la để nâng đỡ đồng rúp. Cuối cùng, ngân hàng trung ương nước này đã không thành công và vào tháng 11 năm đó, đã buộc phải thả nổi tỷ giá đồng rúp.
Đồng rúp sau đó đã mất 40% giá trị so với đồng đô la và giữ khoảng tỷ giá này kể từ đó. Cũng từ đây, tỷ lệ nắm giữ ngoại hối của Nga đã tăng trở lại và vượt qua mức của 2014.
10 quốc gia, lãnh thổ có dự trữ ngoại tệ lớn nhất
Dưới đây là 10 quốc gia, lãnh thổ có dự trữ ngoại tệ lớn nhất tính đến tháng 1 năm 2020. Giá trị của tất cả các tài sản dự trữ được quy về đơn vị tỷ đô la Mỹ.
Xếp hạng | Quốc gia, lãnh thổ | Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) |
1 | Trung Quốc | 3.399,9 |
2 | Nhật Bản | 1.387,4 |
3 | Thụy Sỹ | 850,8 |
4 | Nga | 562,3 |
5 | Ả Rập Xê-út | 501,8 |
6 | Đài Loan | 479,1 |
7 | Hồng Kông | 475,6 |
8 | Ấn Độ | 473,3 |
9 | Hàn Quốc | 409,7 |
10 | Braxin | 359,4 |
Cho đến nay, Trung Quốc có lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất với hơn hai lần rưỡi so với quốc gia đứng thứ hai, Nhật Bản. Khi dự trữ của Trung Quốc và Hồng Kông được xem xét cùng nhau, tổng cộng là 3,87 nghìn tỷ đô la.
Các quốc gia châu Á thống trị về dự trữ ngoại tệ, chiếm 6 trong số 10 nước hàng đầu. Dự trữ của Mỹ, chủ yếu là Euro và Yên, được định giá 128,9 tỷ đô la vào cuối tháng 1 năm 2020. Vương quốc Anh, không có tên trong danh sách, đã nắm giữ 196,5 tỷ đô la ngoại tệ vào tháng 1 năm 2020.