Góc thư giãn: Top 10 chỉ báo kỳ lạ cho chứng khoán

Kể từ bình minh của những giao dịch chứng khoán đầu tiên, nhà đầu tư đã cố gắng tìm mọi cách phán đoán xu hướng của thị trường, thông qua từ những nghiên cứu nghiêm túc nhất đến những dấu hiệu “bản năng” nhất.

>> Góc thư giãn: Sự tích thị trường chứng khoán

Do vậy, người ta phát minh ra những “chỉ báo thị trường” làm công cụ giúp nhà đầu tư tiên liệu bước đi thị trường trong tương lai.

Mặc dù hiện nay các chỉ báo đã vô cùng phong phú và hữu dụng, nhưng người ta vẫn cố tìm thêm những tín hiệu mới mà nhiều khi thật khôi hài, một số thực sự là khoa học, nhưng hầu hết đều rất đời thường.

Những chỉ báo sau đây về thị trường chứng khoán đều khiến chúng ta hết sức ngạc nhiên vì mức độ tin cậy, tuy nhiên chỉ nên coi đây là cách tham khảo và phải ý thức được rủi ro của bạn.

1. Độ dài của váy

Chỉ báo này gợi ý rằng xu hướng nền kinh tế phụ thuộc vào độ dài của váy trong bộ sưu tập thời trang mới. Nếu váy ngắn, niềm tin tiêu dùng ở mức cao, thị trường tăng. Ngược lại, váy dài đồng nghĩa thị trường xuống dốc.

Vào đầu năm 2008, từ Luân Đôn đến New York rồi đến Milan, các báo cáo đều cho thấy váy đã dài hơn, điều đó cũng “nghiệm” với thị trường chứng khoán. Quay lại các báo cáo từ năm 2007, hình như thời trang cũng tiên liệu chuyện chứng khoán.

2. Chỉ báo tuyết ở Boston

Lễ noel tại Boston gợi ý xu hướng của thị trường chứng khoán năm tiếp theo. Vào năm 1995, tuyết dày hơn 11 inch. Vào năm 1996, S&P tăng hơn 20%, Dow tăng hơn 26%.

Trên thực tế, không hề có thống kê tương quan giữ tuyết rơi ở Boston vào đêm Noel và xu hướng tăng điểm của thị trường chứng khoán, nhưng nhiều người vẫn quan sát “BS Indicator” đề tham khảo cho những động thái ở Phố Wall.

Trong 30 năm đã qua, Boston đã có 9 lần “Noel trắng”. Tiếp sang năm sau đó, 5 trong số 9 lần S&P lên điểm, 4 lần chỉ số này tuột dốc. Xem ra “BS Indicator” cũng giống như tung đồng xu.

3. Chỉ báo Super Bowl

Chỉ báo này dựa trên niềm tin rằng giải vô địch bóng đá này có thể tiên đoán trước xu hướng của thị trường chứng khoán trong năm tiếp tới.

Super Bowl là giải đấu bóng đá nhà nghề Mỹ. Nếu AFC vô địch thì thị trường sẽ giảm trong năm sau. NFC thắng tức là thị trường tăng.

Trong số 22 lần NFC thắng, Dow và S&P500 đã tăng tính trung bình là 12,3 – 12,2% tính trung bình. Trong 14 lần AFC vô địch, Dow và S&P đã giảm 4,8 – 3,6%.

4. Chỉ báo Billboard 100

Đây là chỉ báo xuất phát từ làng nhạc pop.

Phillip Maymin, chuyên gia tại Học viện bách khoa của Đại học New York, đã công bố một nghiên cứu vào cuối năm 2008, trong đó phân tích quan hệ giữa biến động thị trường và xu hướng nhạc pop.

Dựa vào một phần mềm vô cùng phức tạp, Maymin đã phân tích những tiếng bass từ các bài hát thuộc Billboard Top 100.

Mayman gợi ý rằng tiếng đập mạnh tốn sức hơn, và kém phổ biến hơn trong thời kỳ có nhiều biến động.

Liệu chỉ báo này có thực sự chuẩn xác, Maymann cho rằng cảm xúc quyết định âm nhạc, đồng thời quyết định thị trường. Đây hẳn là chỉ báo khoa học.

5. Hiệu ứng thỏi son

Chỉ báo này dựa trên quan điểm rằng khi con người cẩm thấy bất an về tương lai, họ chuyển sang dùng hàng xa xỉ nhưng ít tiền hơn như son môi. Doanh số bán thỏi son tăng trong suy thoái và khoảng thời gian kinh tế bất ổn. Son môi có tác dụng như chất “kích thích cảm xúc” và thực sự hữu ích trong thời kỳ kinh tế buồn thảm.

Theo New York Times, Leonard Lauder, chủ tịch Estee Lauder rất chú ý đến vấn đề này. Ông ghi nhận rằng doanh số bán son đã tăng sau cuộc khủng bố vào ngày 11/9.

6. Chỉ số MBA Harvard

Chỉ số này được phát minh ra từ lâu nhưng xem ra cũng có chút lô gic. Nó xem xét phần trăm số người tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard có thể tìm được việc làm tại những ngành nhạy cảm như ngân hàng đầu tư, giao dịch chứng khoán.

Chỉ báo này báo hiệu nếu hơn 30% người tốt nghiệp có công việc loại này tức là nhà đầu tư sẽ ra khỏi thị trường. Nhà đầu tư sẽ còn ở lại lâu dài với thị trường nếu 10% số người tốt nghiệp bước vào những nghề “nhạy cảm”

Chỉ báo liên quan đến MBA Harvard phản ánh xu hướng dài hạn về mức độ hấp dẫn của các công việc phố Wall. Nếu có quá nhiều người say sưa với các công việc tại đây tức là thị trường đã gần đến đỉnh và sắp thoái trào. Ngược lại, ít người muốn tìm tới Phố Wall tức là cơ hội mua vào đang có.

Chỉ báo này được phát minh bởi Roy Soifer, một người tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard. Trong năm 1987 và 2000, chỉ số của Soifer đã cho thấy dấu hiệu bán và S&P đă lần lượt tăng 2,4% và giảm 9,78%. Lần dự báo năm 1987 xem ra giống như lời tiên tri bởi vì sau đó thị trường đã lao dốc.

7. Hiệu ứng tháng 1

Don Keim, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Chicago là người phát hiện ra chỉ báo này kể từ thập niên 1980. Anh này đã quan sát những diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ từ năm 1925.

Theo Keim, nếu Phố Wall trải qua tháng 1 suôn sẻ tức là năm đó, chứng khoán Mỹ sẽ khả quan.

Chỉ báo của Keim xem ra được tất cả những ai chơi chứng khoán ở Phố Wall đều biết đến.

8. Chỉ số thuốc aspirin

Khi thị trường bước vào giai đoạn khó khăn tức là số cơn đau đầu gia tăng, do vậy doanh số bán aspirin sẽ tăng.

Trong năm 2008, doanh số bán thuốc giảm đau đầu Advil đã tăng 2% (lên 673 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 4, doanh số tăng tới 8% (lên 172 triệu USD).

9. Chỉ báo người mẫu trên bìa tạp chí áo tắm

Thứ nhất, có một chỉ báo dựa trên quốc tịch những người mẫu trên bìa các tạp chí áo tắm. Khi người mẫu trên trang bìa có quốc tịch Mỹ thì chỉ số S&P 500 sẽ đem lại cho các nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận lớn hơn mức trung bình của nó trong lịch sử. Nếu người mẫu không phải là người Mỹ thì lãi suất khi đầu tư vào chỉ số S&P 500 sẽ thấp hơn mức trung bình của nó trong lịch sử.

Top 10 chỉ báo kỳ lạ cho chứng khoán
Khi người mẫu trên trang bìa là người Mỹ thì lãi suất hàng năm trung bình là 13,9%.

Từ năm 1979 đến 2008, lợi suất trung bình của chỉ số S&P 500 là 8,87%. Khi người mẫu trên trang bìa là người Mỹ thì lãi suất hàng năm trung bình là 13,9%. Nếu người mẫu trên trang bìa không phải là người Mỹ thì lãi suất trung bình khi đầu tư vào chỉ số S&P500 chỉ là 7,2%.

Chống lại lý thuyết này, năm chỉ số S&P 500 tăng mạnh nhất là năm 1995 (tăng 33,56%) khi đó người mẫu trang bìa là Daniela Pestova người cộng hòa Séc.

Vào năm tồi tệ nhất của chỉ số S&P 500 người mẫu trang bìa là một công dân Mỹ, cô Marissa Miller, và thị trường đã tụt giảm 38,49%. Trong năm 2009, khi thị trường tụt dốc thê thảm thì người mẫu trang bìa là cô Bar Rafaeli người Israel.

10. Chỉ báo thùng các tông

Chỉ số thùng các tông là một chỉ báo khá trực tiếp và có phần hợp lôgic. Cơ bản là nếu nhu cầu về thùng các tông tăng cao thì điều này có nghĩa là nhu cầu cho các sản phẩm tiêu dùng cũng tăng cao.

Trong thời đại hiện nay, mọi thứ hàng hóa đều được đóng gói trong thùng các tông và do đó đây là một chỉ báo khá nhạy. Một người nổi tiếng hay sử dụng chỉ báo này là Alan Greenspan, ông thường xuyên quan sát số lượng thùng các tông được sản xuất và qua đó đánh giá tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.

Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm như giai đoạn 2008, rất nhiều công ty trong lĩnh vực sản xuất thùng các tông đã và đang gặp khó khăn. Trong số đó hãng Smurfit Kappa Group PLC của Châu Âu, nhà sản xuất thùng các tông nội địa lớn nhất nước Mỹ đã bị suy giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến hơn 50 %. Doanh thu của hãng cũng giảm mạnh chỉ còn 269,9 triệu USD trong năm 2008.

Chỉ báo thùng các tống dường như là một chỉ báo hiệu quả và đơn giản hơn nhiều so với việc phân tích các chỉ báo kinh tế khác.

(Sưu tầm)

Next Post

Top 10 cổ phiếu tăng, giảm giá mạnh nhất trong tháng 4

T6 Th5 1 , 2020
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE trong tháng 4 lên đến hơn 90%. Ngược lại, cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn này trong tháng 4 đến gần 40%.
Copyright All right reserved

Chuyên mục