Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/4: USD trong nước tăng, thế giới dùng dằng

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/4 do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.216 VND/USD, giảm 5 đồng so với ngày 10/4.

Theo khảo sát của Cafefin, tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, tính đến 10h sáng nay, giá mua vào USD của Techcombank đang đứng đầu với 23.375 VND/USD. Ngược lại, ngân hàng HDBank niêm yết giá bán ra ở mức thấp nhất 23.500 VND/USD.

So với cuối ngày 10/4, BIDV, ACB điều chỉnh giá USD tăng nhiều nhất với 20 đồng ở cả 2 chiều. Vietinbank, Sacombank, Techcombank tăng lần lượt 16 đồng, 15 đồng và 5 đồng. MB tăng 10 đồng ở chiều mua vào. Riêng VPBank giảm 40 đồng ở cả 2 chiều và VIB giảm 40 đồng ở chiều bán ra.

Với các ngoại tệ khác, tại Vietcombank, trong 10 đồng tiền mà Cafefin chọn lọc thì 6 đồng được điều chỉnh giảm, trong đó THB tụt mạnh nhất với 0,28%. Riêng CAD tăng 0,03% và JPY tăng 0,25%. Còn USD và HKD không đổi so với cuối tuần trước.

Tỷ giá các loại ngoại tệ ngày 13/4 và thay đổi so với ngày 12/4. Nguồn: Vietcombank.

Tỷ giá ngoại tệ thế giới

Tại thị trường thế giới, chỉ số đồng USD sáng nay vẫn ở dưới ngưỡng 99,5 điểm sau khi đã giảm 1,1% vào tuần trước. Đồng bạc xanh vẫn chịu áp lực sau khi Cục Dự trữ liên nang Mỹ (Fed) công bố kế hoạch cho vay mới trị giá 2,3 nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.

Sau khi giảm xuống mức thấp trong vài năm vào đầu tháng 3, một đợt tăng giá 8,8% của chỉ số đồng USD được kích hoạt để đạt đỉnh mới trong 3 năm qua. Tuy nhiên, kể từ đó, diễn biến giá đã được ổn định trở lại ở vùng giữa 2 phạm vi trước đó.

Theo James Stanley, nhà phân tích kỹ thuật của DailyFX, kết hợp rất nhiều công cụ kích thích đã được Fed và Bộ Tài chính Mỹ ban hành trước đó, ông dự báo chỉ số USD sẽ duy trì ngưỡng kháng cự 100 điểm trong thời gian tới.

Cặp USD/JPY tiếp tục giảm 0,24% vào sáng nay xuống mức 108,09. Cặp AUS/USD giảm nhẹ 0,24% xuống mức 0,6334 sau ghi nhận một tuần hoạt động hiệu quả vừa qua với mức tăng 5,9%. Còn cặp EUR/USD giảm nhẹ 0,05% sau khi tăng 1,3% vào tuần trước.

Nhận định về động thái mới của Fed vào thứ Năm, ông Jeff Wright, Phó chủ tịch điều hành tại GoldMining, cho rằng, mục tiêu là tái khởi động nền kinh tế Mỹ nhanh nhất có thể, nhưng đổi lại là đồng USD suy yếu trong dài hạn.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 10/4 đã bày tỏ sự lạc quan về tiến triển lời kêu gọi chung của ông và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về việc tạm hoãn các khoản thanh toán nợ song phương chính thức của các quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

Ông Malpass cho biết đề xuất này sẽ được các quan chức tài chính của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thảo luận tại cuộc họp diễn ra vào ngày 17/4 tới.

Ông mong đợi đề xuất của ông sẽ được 25 thành viên của Ủy ban Phát triển của WB và IMF tán thành khi nhóm họp.

Theo Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đại dịch Covid-19 sẽ càn quét kinh tế thế giới và dẫn tới tăng trưởng âm vào năm 2020, gây ra sự sụp đổ tồi tệ nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái năm 1930 đến nay và sẽ chỉ phục hồi một phần vào năm 2021.

Theo số liệu từ trường Đại học Johns Hopkins, trong thời gian từ năm 2000-2017, Chính phủ, các ngân hàng và công ty Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay trị giá 143 tỷ USD cho châu Phi, phần lớn trong số đó là dành cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Ông Malpass cho biết thêm WB và IMF sẽ hợp tác chặt chẽ với các quốc gia và chủ nợ của IDA để đánh giá triển vọng nợ của mỗi quốc gia dựa trên dữ liệu nợ được điều chỉnh và các yêu cầu dịch vụ nợ.

(Tổng hợp từ dailyfx và các ngân hàng)

>> Tỷ giá ngoại tệ 10/4: USD rớt giá mạnh do Fed bơm ngập thanh khoản

Next Post

Sự kiện chứng khoán ngày 14/4 đáng chú ý: Hàng loạt đăng ký mua

T2 Th4 13 , 2020
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 14/4 chủ yếu là hoạt động đăng ký mua vào cổ phiếu của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Copyright All right reserved

Chuyên mục