USD tăng tốc khi Phố Wall giảm mạnh nhất kể từ 2008
Tuần qua, đồng USD, một loại tài sản trú ẩn, đã có sự biến động giá mạnh so với các đồng tiền chính khác.
Với một vài ngoại lệ, sự lấn át của đồng bạc xanh đã lan sang khu vực Đông Nam Á, nơi có các đồng tiền như đô la của Singapore, Ringgit của Malaysia và Peso của Philippines. Nổi bật là đồng Rupiah của Indonesia, trong suốt 5 ngày giao dịch, đã giảm 3,31% giá trị khi cặp USD/IDR tăng vọt.
Những lo ngại về virus corona mới là nguyên nhân chính thúc đẩy sự biến động của thị trường khi hầu hết các trường hợp nhiễm mới bắt xuất hiện bên ngoài Trung Quốc. Trong đó, Hàn Quốc đứng đầu với 2.000 trường hợp. Iran và Hoa Kỳ là những cái tên đáng chú ý.
Đó là một tuần tồi tệ nhất của Chỉ số các thị trường mới nổi MSCI kể từ năm 2016, trong khi Phố Wall giảm mạnh nhất kể từ năm 2008.
Bối cảnh tăng giá của đồng USD dẫn đến kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có động thái làm yếu đồng tiền của họ ở một mức độ nhất định, như cắt giảm lãi suất.
Sự tháo chạy khỏi đồng Rupiah (IDR) Indonesia
Diễn biến của USD/IDR là rất đáng chú ý. Cặp tỷ giá này đã có tuần lao dốc khỏe nhất kể từ tháng 8/2013. Nó diễn ra trong bối cảnh Chỉ số tổng hợp giao dịch chứng khoán Jakarta lao dốc, mất khoảng 7% trong 5 ngày của tháng tồi tệ nhất 6 năm.
Theo ngân hàng trung ương Indonesia, quốc gia này đã chứng kiến sự tháo chạy khỏi khoảng 26,7 nghìn tỷ Rupiah, gây áp lực lên đồng IDR.
Ngân hàng Indonesia đã tiến hành can thiệp để ngăn chặn làn sóng này thông qua qua việc đặt mua khoảng 2 nghìn tỷ IDR trái phiếu chính phủ.
Từ góc nhìn kỹ thuật, cặp USD/IDR tăng vọt qua đường xu hướng giảm chính, qua đó có thể mở đường cho sự gia tăng hơn nữa trong thời gian tới.
Nguy cơ từ sự sa lầy của kinh tế Trung Quốc – Đồng Ringgit Malaysia “lên thớt”
Tuần này được dự báo sẽ tiếp tục là khoảng thời gian khó khăn cho các đồng tiền Đông Nam Á khi áp lực thoái vốn tăng lên.
Ngoài các trường hợp gia tăng số người nhiễm virus corona, dữ liệu PMI tổng hợp của Trung Quốc hôm thứ Bảy cho thấy, hoạt động sản xuất và phi sản xuất trong tháng 2 đã giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chuẩn bị chậm lại trong thời gian tới. Indonesia, Singapore, Malaysia và Philippines có mối quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc.
Những lo ngại này có thể gây áp lực cho Ngân hàng Malaysia trong việc cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp trong thông báo chính sách vào ngày mai, thứ Ba – 3/3. Điều đó có thể là điềm xấu cho đồng ringgit Malaysia khi cặp USD/MYR thăm dò các ngưỡng quan trọng.
(Theo Dailyfx)