Tỷ giá ngày 31/7: USD giảm 5% trong tháng 7, mức tồi tệ nhất 10 năm

Kết thúc tháng 7, chỉ số đồng USD sẽ ghi nhận mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất trong 10 năm, gần 5%. Đồng bạc xanh đang tiếp tục suy yếu không có điểm dừng.

>> Tỷ giá ngày 30/7: Euro tiến tới mức tăng hàng tháng cao nhất 10 năm

Tỷ giá trong nước

Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay (31/7) ở mức 23.213 VND/USD, tăng 1 đồng so với hôm qua.

Tỷ giá ngày 31/7: USD giảm 5% trong tháng 7, mức tồi tệ nhất 10 năm

Theo khảo sát của Cafefin, tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, tính đến 11h sáng nay, giá mua vào USD của ACB đang đứng đầu với 23.110 VND/USD. Ngược lại, ngân hàng HDBank niêm yết giá bán ra ở mức thấp nhất 23.250 VND/USD.

So với sáng qua, Techcombank và Vietinbank điều chỉnh giá USD lên lần lượt 3 đồng, 2 đồng ở cả hai chiều.

Với các ngoại tệ khác, tại Vietcombank, trong 10 đồng tiền mà Cafefin chọn lọc, bảy đồng được điều chỉnh tăng so với sáng qua, trong đó GBP tăng mạnh nhất 1,03%. Riêng CAD giảm 0,54%; USD và HKD đứng giá.

Tỷ giá ngày 31/7: USD giảm 5% trong tháng 7, mức tồi tệ nhất 10 năm
Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/7 và thay đổi so với ngày 30/7. Nguồn: Vietcombank.

Tỷ giá quốc tế

Tại thị trường thế giới, chỉ số đồng USD (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đang tiếp tục ‘đào sâu’ đáy 2 năm và chính thức ‘đục thủng’ ngưỡng hỗ trợ 93 điểm vào hôm qua.

Kết thúc ngày hôm nay, chỉ số đồng USD sẽ ghi nhận mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất trong 10 năm, gần 5%. Thị trường vẫn lo ngại rằng sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ sẽ bị cản trở bởi cuộc đấu tranh ngăn chặn làn sóng Covid-19 thứ hai tại nước này.

Niềm tin vào đồng tiền của Mỹ tiếp tục đi xuống sau khi Tổng thống Mỹ, Donald Trump cho biết có khả năng sẽ trì hoãn cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 của Mỹ.

Theo Daisuke Uno, Trưởng bộ phận chiến lược tại Ngân hàng Sumitomo Mitsui, sự gia tăng trở lại số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ bắt đầu từ giữa tháng 6 đã hạn chế tiêu dùng và khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới lao dốc. Đây cũng là sự khởi đầu của sự suy yếu chưa có điểm dừng của đồng USD.

Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố sáng 30/7 cho thấy GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lao dốc 32,9% trong quý II/2020 – mức sụt giảm nghiêm trọng nhất trong lịch sử và gấp 3 lần so với quý I/2020. Dù vậy, con số này chưa tiêu cực như mức 34,7% mà chuyên gia kinh tế dự đoán trước đó.

Do đó, Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái với 2 quý suy giảm liên tiếp, chấm dứt giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước Mỹ với 11 năm đi lên liên tiếp.

Còn số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước ở Mỹ cũng vừa được công bố ở mức 1,434 triệu, tương đương với dự đoán thị trường trước đó. Đây là tuần thứ 19 liên tiếp thống kê này của Mỹ ở trên ngưỡng 1 triệu.

Không chỉ Mỹ, nhiều nước khác cũng rơi vào tình trạng suy thoái. Đức cũng vừa công bố GDP quý II/2020 giảm 10,1%, thấp hơn dự báo của thị trường. Tuy nhiên, 10,1% là mức giảm tồi tệ nhất lịch sử của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Sự sụt giảm này gần như xóa sổ hoàn toàn 10 năm thành tựu kinh tế của Đức.

Thông tin trên không tác động lên đồng Euro. Đồng tiền này vẫn đang liên tục lập đỉnh mới 2 năm so với đồng USD.

Next Post

Bitcoin giữ chặt mức 11.000 USD, Ethereum cùng XPR tăng tiếp

T6 Th7 31 , 2020
Giống như xu hướng của hai ngày trước, thị trường tiền kỹ thuật số hiện vẫn được bù đắp và duy trì mức tăng thấp nhờ các đồng tiền lớn.
Copyright All right reserved

Chuyên mục