Bài toán xây dựng sức khỏe tài chính cá nhân có thực sự khó?

Khoản tiền để bắt đầu xây dựng sức khỏe tài chính chỉ cần là một phần nhỏ trong thu nhập, và đơn giản hơn khi bạn biết cộng hưởng với sức mạnh của lãi kép.

>> 7 bài học đắt giá từ ông trùm đầu tư John Bogle

Bài toán xây dựng sức khỏe tài chính cá nhân có thực sự khó?

Bạn hãy tạm quên khái niệm trừu tượng về thế nào là sức khỏe tài chính và làm thế nào mới có thể an tâm đầu tư để cùng đặt những viên gạch đầu tiên trên hành trình kiến tạo sức khỏe tài chính của bản thân.

“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân” những điều vĩ đại thường được bắt đầu từ những việc nhỏ bé.  Khoản tiền để bắt đầu xây dựng sức khỏe tài chính chỉ cần là một phần phân bổ nhỏ trong thu nhập của bạn, và nó sẽ càng đơn giản hơn khi chúng ta có ý thức xây dựng nó từ sớm nhờ vào vận dụng được sức mạnh của lãi kép.

Trước tiên tôi sẽ giúp các bạn thấy rõ sức mạnh của lãi kép – kỳ quan thứ 8 của thế giới và những sự thật   với những con số hơi khô khan nhưng lại chứa đựng cả một gia tài, mà có lẽ nhiều người sẽ không để ý:

Ví dụ, nếu như bạn tiết kiệm 33.000 đồng/ ngày tức là ta sẽ tiết kiệm được 1 triệu/ tháng. Với lãi suất 10%/ năm, sau 5 năm bạn đã có 77,171 triệu thay vì 60 triệu như chúng ta hay nhân nhanh mà quên đi sức mạnh của lãi kép.

Hay chúng ta thử gấp đôi số tiền đó lên, tiết kiệm số tiền là 66.000 đồng/ ngày, bạn sẽ tiết kiệm được 2 triệu/ tháng. Do đó, với lãi suất 10%/năm, sau 5 năm bạn đã có 154,343 triệu thay vì 120tr mà chúng ta hay nghĩ. Và sau 10 năm, số tiền bạn có là 402 triệu thay vì 240 triệu mà chưa tính lãi kép.

Đối với người trẻ đang ở độ tuổi 25 với việc đơn giản chỉ tiết kiệm 66.000 đồng/ ngày, sau 35 năm nữa nghỉ hưu thì số tiền mình tích sản được là 6,5 tỷ (chưa kể vài năm nữa khi có thu nhập tốt hơn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn nữa, với sức mạnh của lãi kép, thì con số sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta và thậm chí là chúng ta có thể đạt được tự do tài chính ở tuổi đời còn trẻ).

Do đó, để xây dựng sức khỏe tài chính ta cần xây một quỹ phòng vệ và một quỹ tích sản.

Vậy quỹ phòng vệ để làm gì? Như tên gọi của nó quỹ phòng vệ để dự phòng cho những trường hợp cấp bách không may xảy ra như thất nghiệp, giảm thu nhập, các vấn đề về sức khỏe, giảm sức lao động, bệnh tật hay tử vong… Vì lẽ đó quỹ phòng vệ sẽ gồm một khoản tiền linh động, đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn, thông thường số tiền đó sẽ tương đương khoảng 6 tháng chi phí sinh hoạt của bạn và gia đình.

Thêm vào đó là một khoản bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế phù hợp với nhu cầu và thu nhập của bạn, các bạn đừng quên bảo hiểm là khoản chi vô cùng cần thiết để có một quỹ dự phòng khi có rủi ro xảy ra, nếu có rủi ro về sức khỏe bảo hiểm y tế sẽ đảm nhận vai trò hỗ trợ chi trả một phần nào hay toàn bộ chi phi chữa bệnh của bạn.

Trong khi đó, bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn hỗ trợ cho người thân của bạn trong trường hợp rủi ro nhất khi bạn mắc bệnh hiểm nghèo hay khi không còn thở nữa. Theo như khuyến nghị số tiền chúng ta nên dành cho quỹ bảo hiểm khoảng 6 – 10% thu nhập.

Thứ hai là quỹ tích sản, quỹ tích sản đầu tiên mà ai trong chúng ta cũng nên xây dựng trước hết đó là quỹ tích sản hưu trí. Tại sao lại cần tích sản hưu trí? Để làm rõ vấn đề này chúng ta cần trả lời câu hỏi “Trước đây hồi còn nhỏ món quà vặt hay món đồ ăn sáng bạn thích nhất đó là gì, lúc đó nó có giá là bao nhiêu và hiện giờ giá của nó là bao nhiêu?

Cách đây 20 năm phở bò tầm 5.000 đồng/ bát, còn bây giờ giá của nó là 30.000 – 35.000 đồng/bát, vậy là giá cả đã tăng gấp 6 đến 7 lần do có lạm phát.

Các bạn đã bao giờ nghĩ đến khi nghỉ hưu chúng ta sẽ cần chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng, và cần chuẩn bị như thế nào cho số tiền đó chưa? Giả sử số tiền chi tiêu cơ bản của chúng ta hiện giờ là 7 triệu đồng/ tháng thì tới lúc chúng ta nghỉ hưu nếu tính theo tốc độ lạm phát trước kia số tiền chúng ta cần để chi tiêu mỗi tháng khi nghỉ hưu sau 20 năm nữa đó là khoảng 42 – 49 triệu đồng/tháng. Nếu tính tỷ lệ lạm phát là 4%/ năm số tiền chúng ta cần để chi tiêu mỗi tháng sau 20 năm nữa là khoảng 22 triệu đồng /tháng nếu sau 30 năm là 32,4 triệu đồng/ tháng.

Vậy một năm chúng ta cần khoảng 300 – 500 triệu đồng, và để duy trì cuộc sống 20 năm sau khi về hưu là khoảng 6 -10 tỷ đồng . Đồng ý là chúng ta còn có bảo hiểm xã hội nhưng chỉ một nguồn thu nhập đó liệu có đủ không?

Nếu như bạn muốn có nhiều hơn một nguồn thu khi nghỉ hưu thì hãy tận dụng sức mạnh của lãi kép để bắt đầu chuẩn bị cho quỹ hưu trí từ những khoản tiền nhỏ trước. Số tiền phân bổ vào quỹ hưu trí được khuyến nghị khoảng 10-15% thu nhập của bạn, tùy theo mục tiêu về số tiền bạn cần dành dụm khi nghỉ hưu và thời gian nghỉ hưu.

Sau khi đã có đủ 2 quỹ phòng vệ và hưu trí trong tay, bạn đã tự tin hơn về sức khỏe tài chính của mình chưa? phần tiền còn lại chúng ta hãy tiếp tục lên kế hoạch để thực hiện những mục tiêu khác như mua xe, mua nhà, dành tiền cho con đi học… và an tâm vì mình đã có nền móng cơ bản để thực hiện hoài bão kinh doanh hay đầu tư nhé. Như vậy đừng chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu cùng chúng tôi xây dựng sức khỏe tài chính ngay hôm nay nào.

(Sưu tầm)

Next Post

Top 10 cổ phiếu tăng, giảm giá mạnh nhất tuần 6 - 10/7

CN Th7 12 , 2020
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua là DAT với 39% và 16 phiên tăng trần. Ngược lại, cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là DAH với 30%.
Copyright All right reserved

Chuyên mục