Giá vàng ngày 22/4: Đạt 3.000 USD/oz trong 18 tháng tới

Bank of America điều chỉnh tăng dự báo về giá vàng. Theo đó, giá vàng có thể đạt 3.000 USD/oz trong vòng 18 tháng, tăng 50% so với dự báo trước đó.

>> Giá vàng ngày 21/4: Nhu cầu vàng tăng cao khi giá dầu về âm

Giá vàng ngày 22/4

Giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới tiếp tục giằng co mạnh vào thứ Ba nhưng với biên độ rộng hơn phiên trước, có thời điểm đã đục thủng ngưỡng hỗ trợ 1.660 USD/ounce. Xu hướng chung là giảm so với giá đóng cửa vào thứ Hai.

Kim loại quý hôm qua đã chịu áp lực lớn từ việc chỉ số đồng USD tăng vọt qua mốc 100 điểm một cách vững chắc và đạt mức cao nhất trong 2 tuần qua.

Mặt khác, sự sụp đổ nghiêm trọng chưa từng thấp của giá dầu thô kỳ hạn đầu tuần này vẫn đang khiến nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn như vàng tạm thời tăng mạnh. Đây là yếu tố kiềm chế một phần áp lực lớn từ đồng USD lên vàng. Tuy nhiên, dầu thô với vai trò dẫn dắt ngành hàng thô cũng đang tạo áp lực lên vàng.

Theo Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích thị trường Kitco, câu hỏi đặt ra cho nhà đầu tư vàng là kim loại quý của họ sẽ theo dầu thô  – ‘vua’ của ngành hành hóa thô trong bao lâu trước khi hoàn toàn quay lại vai trò là một tài sản trú ẩn an toàn. Gần đây, vàng liên tục giằng co mạnh trên biểu đồ giá hàng ngày. Tuy nhiên, xu hướng tăng của giá vàng vẫn có lợi thế kỹ thuật tổng thể vững chắc.

Thị trường chứng khoán toàn cầu chủ yếu giảm vào thứ Ba. Đây là một tuần bận rộn của các nhà đầu tư tại thị trường này khi các kết quả kinh doanh của công ty Mỹ quý đầu liên tục được công bố. Wyckoff cho rằng, nó sẽ nhắc nhở các nhà giao dịch và nhà đầu tư về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, ngay cả khi một phần của nền kinh tế Mỹ có thể được tái khởi động sớm.

Các thị trường bên ngoài quan trọng hôm qua cho thấy giá dầu thô kỳ hạn tháng 6 của Nymex giảm 8,7 USD, tương đương 45%, ở mức 11,85 USD/ thùng. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đang giao dịch khoảng 0,57% vào đêm qua, giảm dần so với các ngày gần đây và cho thấy tình trạng lo lắng tăng cao trên thị trường hiện nay.

Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng của giá vàng giao tháng 6 vẫn có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn nhưng cần sớm tìm được yếu tố thúc đẩy mới để duy trì xu hướng tăng giá trên biểu đồ hàng ngày. Mục tiêu đột phá giá ngắn hạn tiếp theo là ngưỡng kháng cự kỹ thuật vững chắc 1.788,8 USD/ounce. Mục tiêu giảm giá ngắn hạn tiếp theo là ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.650 USD/ounce.

Biểu đồ giá vàng giao ngay đến 10h20 sáng 22/4 giờ Việt Nam.

Giá vàng có thể đạt 3.000 USD/oz trong vòng 18 tháng

Bank of America tiếp tục điều chỉnh tăng dự báo về giá vàng vào thứ Ba. Theo đó, giá vàng có thể đạt 3.000 USD/ounce trong vòng 18 tháng, tăng 50% so với dự báo trước đó. Trong khi đó, báo cáo vào tuần trước của ngân hàng này đã cho biết đà kỹ thuật có thể đẩy giá vàng lên mức cao nhất lịch sử trong năm nay.

Cùng với việc tăng dự báo 18 tháng, ngân hàng này cho rằng giá vàng trung bình sẽ ở mức 2.063 USD/ounce vào năm 2021.

“Hợp đồng kinh tế đầu ra mạnh, chi phí tài chính lớn và bảng cân đối ngân hàng trung ương tăng gấp đôi, tiền tệ có thể chịu áp lực. Và nhà đầu tư sẽ nhắm đến vàng”, các nhà phân tích của Bank of America cho biết.

Mặc dù đồng USD mạnh và nhu cầu vàng trang sức yếu ở châu Á có thể là những ‘cơn gió ngược’ thổi vào thị trường vàng, các nhà phân tích này vẫn cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cung cấp đủ động lực để thúc đẩy nhu cầu đầu tư và giá vàng tăng.

Ngân hàng này cảnh báo rằng, bảng cân đối của Fed trên GDP có thể tăng 20% đến 40% trong năm nay. Trong báo cáo tuần trước, bảng cân đối của Fed đã đạt mức cao kỷ lục 6,42 nghìn tỷ USD, tăng hơn 50% so với báo cáo trong tuần đầu tiên của tháng 3. Các nhà phân tích lưu ý rằng Fed ‘không thể in vàng’.

Mặc dù tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện đôi chút trong vài tuần qua, nhưng Bank of America cho rằng vẫn còn nhiều tin xấu trong thời gian tới. Họ cảnh báo các nhà kinh tế dự báo sẽ giảm 30% GDP của Mỹ trong quý II/2020 vì lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 hiện nay.

“Khi các ngân hàng trung ương vội vàng mở rộng bảng cân đối kế toàn và ngăn chặn nền kinh tế suy thoái, rất nhiều rủi ro được xã hội hóa một cách hiệu quả, thúc đẩy sự hấp dẫn của vàng. Thêm nữa, tăng trưởng kinh tế yếu không mang lại kết quả tốt cho thị trường chứng khoán và đây sẽ là một yếu tố hỗ trợ lớn giúp giá vàng cao hơn”, báo cáo nêu rõ.  

Giá vàng trong nước

Tại thị trường trong nước, tính tới 9h sáng 22/4, giá vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá ở mức 47,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,15 triệu đồng/lượng (bán ra), không đổi so với cuối phiên trước.

Trong khi đó, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 47,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48 triệu đồng/lượng (bán ra), không đổi so với cuối phiên trước.

(Theo kitco.com)

Next Post

Tỷ giá ngày 22/4: Thế thượng phong của USD và sự theo sát của JPY

T4 Th4 22 , 2020
Các loại tiền tệ liên kết chặt với hàng hóa vẫn ‘chìm nghỉm’ so với đồng bạc xanh bởi sự sụp đổ của giá dầu vào đầu tuần, ngoại trừ đồng Yên Nhât.
Copyright All right reserved

Chuyên mục