Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 khiến xã hội vốn yêu thích tiền mặt dần thay đổi quan điểm, hứng thú nhiều hơn với tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ phi tập trung.
>> Bitcoin nhận sự quan tâm cao đột biến giữa khủng hoảng Covid-19
>> Thị trường tiền ảo mất đà tăng, giá Bitcoin lao dốc
Công nghệ luôn là một trong những động lực chính thúc đẩy các thay đổi của xã hội, cùng với các lý do khác như chiến tranh, thảm họa tự nhiên hay đại dịch.
Dịch Covid-19 nổ ra đã ảnh hưởng đến hàng loạt ngành công nghiệp với mức độ khó có thể ước tính vào thời điểm hiện tại. Những mất mát, hậu quả đã và sẽ diễn ra nhưng sự phổ biến hơn của các công nghệ tiên tiến có thể mang lại chút ánh sáng cho thời kỳ đầy tối tăm như hiện nay.
Tiền kỹ thuật số vốn là đối tượng gây tranh cãi không ít trước đây hiện lại chứng kiến mức nhu cầu cao từ những người dùng thông thường lẫn các nhà đầu tư tổ chức. Những vấn đề vốn khó có thể thay đổi trong bối cảnh tự nhiên giờ đây lại dịch chuyển nhanh hơn trong thời kỳ khủng khoảng. Sự chấp nhận ngày càng rộng rãi hơn đối với tiền kỹ thuật số đã diện hiện nhiều hơn toàn cầu.
Từ truyền thống đến những xu hướng mới
Những thay đổi diễn ra trong các tương tác xã hội là những điều không thể đảo ngược và sẽ thay đổi thế giới mãi mãi. Cuộc sống của nhân loại ngày càng trở nên số hóa hơn và một cuộc chuyển đổi sang xã hội không tiền mặt diễn ra nhanh chóng.
Thế nhưng sự phát triển của xã hội luôn đi kèm với những rủi ro nhất định khi quan điểm về tiến bộ công nghệ khác nhau giữa các quốc gia. Trong khi một số quốc gia đi đầu về phát triển robot và những sáng chế mới thì một số lại vẫn giữ quan điểm truyền thống và khó chấp nhận sự thay đổi từ các tiến bộ.
Tại châu Âu, tốc độ thay đổi đã được đẩy nhanh mạnh mẽ giữa bối cảnh lượng người nhiễm bệnh liên tục tăng nhanh. Những thứ vốn quen thuộc hàng ngày như tiền mặt bỗng biến thành vật phẩm nguy hiểm khi có thể ẩn chứa mầm bệnh.
Những công dân châu Âu yêu tiền mặt đã bắt đầu sử dụng thẻ nhiều hơn. Ví dụ, người Đức đã ồ ạt chuyển sang các phương thức thanh toán kỹ thuật số khi lượng giao dịch bằng thẻ tín dụng nhảy vọt lần đầu tiên trong lịch sử nước này.
Sự bùng nổ của vi rút mới đã giúp thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng ứng dụng công nghệ tài chính tại châu Âu cũng như phần còn lại của thế giới khi ngày càng nhiều người làm việc tại nhà hay tham gia thương mại điện tử nhiều hơn.
Bên cạnh đó, con đường dẫn tới chấp nhận chính thống tiền kỹ thuật số đã bắt đầu khi nhiều tổ chức đã bước vào thị trường này, sự quan tâm từ dân chúng cũng tăng lên. Theo một cuộc khảo sát do sàn giao dịch bitFlyer chi nhánh châu Âu thực hiện với 10.000 người tại 10 quốc gia châu Âu, 2/3 số người trả lời nghĩ rằng tiền điện tử đã hiện hữu từ lâu.
Bỏ lại tiền mặt ở phía sau
Thúc đẩy sự quan tâm từ những người chơi trên toàn cầu cũng góp phần vào quá trình chuyển đổi của xã hội về việc áp dụng tiền kỹ thuật số. Một số người dân nhận được trợ giúp từ chính phủ trong khoảng thời gian đại dịch bùng phát mạnh mẽ thậm chí đã dành tiền vào Bitcoin.
Các nhà đầu tư tổ chức cũng trở nên quan tâm hơn về những gì có thể bảo vệ họ khỏi rủi ro từ khủng hoảng, đồng nghĩa với việc sẽ ngày càng có nhiều hơn nhà đầu tư xem xét thị trường tiền kỹ thuật số.
Nhiều nhà đầu tư quản lý quỹ lớn như Paul Tudor Jones xem tiền kỹ thuật số như một công cụ để đa dạng hóa rủi ro, tạo ra một dấu hiệu rõ ràng cho những người tham gia khác. Quan điểm toàn cầu về tiền kỹ thuật số đã thay đổi, từ một loại tài sản táo bạo cho đầu cơ sang một loại tài sản có thể che chở khỏi khủng hoảng.
Một điều rõ ràng nữa là tiền kỹ thuật số dường như an toàn hơn nhiều cho bất kỳ dạng thanh toán nào – một đặc tính mà dường như không mấy người xem xét đến trước đại dịch. Các đồng tiền có giá cố định, thường được gắn với một loại tài sản cố định như đồng USD (gọi là stablecoin) là những công cụ tốt nhất cho đặc tính trên.
Nhu cầu với các đồng stablecoin đã vượt lên đáng kể, đơn cử như vốn hóa thị trường của Tether trong vài tháng qua đã tăng trưởng rõ rệt, thậm chí có thời điểm nhảy lên vị trí thứ 3 về mức độ vốn hóa.
Trong khi đó, cách tiếp cận của quy định đối với các dự án tiền kỹ thuật số lại không cho thấy nhiều tiến triển. Động thái của ngân hàng trung ương châu Âu với stablecoin vẫn còn mang tính phân tích hơn là lời kêu gọi hành động thiết thực. Các nhà quản lý cũng như Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ dường như lại có xu hướng cản trở các hệ sinh thái tiền kỹ thuật số như Libra hay Telegram.
Đối với các đồng stablecoin do chính phủ phát hành, cuộc cạnh tranh vẫn còn khá chậm chạp giữa các quốc gia.
Giữa mùa xuân năm nay, nhiều ngân hàng trung ương đề xuất cấm sử dụng stablecoin, tiến tới các quy định chặt chẽ hơn đối với đồng stablecoin được phát hành toàn cầu bởi tư nhân và xem xét cấm các loại phi tập trung.
Trong khi một số quốc gia đang nắm lấy cơ hội và thúc đẩy đổi mới, một số khác lại có xu hướng thù địch với tiền kỹ thuật số, hạn chế hoặc cấm hoàn toàn các hoạt động của thị trường này.
Sự thống trị tài sản kỹ thuật số sắp xảy ra
Tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế rất khó có thể đánh giá chính xác nhưng sự thay đổi được tạo ra bởi dịch bệnh này sẽ tồn tại trong xã hội một thời gian dài. Xã hội sẽ tiếp tục chuyển đổi sang các giải pháp kỹ thuật số và làm việc từ xa, từ đó dần thay đổi cảnh quan, chuyển dịch từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán thẻ và từ thanh toán thẻ sang thanh toán bằng tiền kỹ thuật số.
Năm 2020, các ứng dụng dành cho tiền kỹ thuật số đã trở nên đủ tiên tiến, cho phép mua tiền ảo bằng thẻ tín dụng và gửi đi một lượng nhỏ.
Các stablecoin cũng chứng kiến nhu cầu gia tăng và những xu hướng này rõ ràng sẽ còn kéo dài.
(Theo cointelegraph.com)