Giá vàng ngày 14/7: Nhiều yếu tố giữ chặt vàng ở đỉnh 9 năm

Giá vàng tiếp tục được thúc đẩy bởi biểu đồ kỹ thuật lạc quan, rủi ro từ làn sóng Covid-19 mới và các yếu tố địa chính trị đang tồn tại.

>> Dự báo giá vàng tuần 13 – 17/7: Tâm lý hưng phấn tại vùng đỉnh 9 năm

Giá vàng ngày 14/7: Nhiều yếu tố giữ chặt vàng ở đỉnh 9 năm

Giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới hôm qua dao động trong vùng 1.800 – 1.815 USD/ounce. Còn giá vàng kỳ hạn tháng 8 đã tăng 10,6 USD lên mức 1.812,6 USD/ounce.

Theo Jim Wyckoff, Chuyên gia phân tích thị trường của Kitco, dòng tiền đổ vào thị trường vàng tiếp tục được thúc đẩy bởi biểu đồ kỹ thuật lạc quan, rủi ro từ làn sóng Covid-19 mới và các yếu tố địa chính trị đang tồn tại.

Thị trường chứng khoán toàn cầu chủ yếu cao hơn vào hôm qua. Các chỉ số chính ở Mỹ đã có lúc tăng nóng đầu phiên. Chỉ số S&P 500 có thời điểm vượt qua mốc điểm đầu năm nhưng rồi lại thoái trào và đóng cửa giảm 0,9%. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 2,2%. Dow Jones tăng nhẹ 0,05%.

Wyckoff nhận định, phần lớn giới đầu tư vào thứ Hai đã lần nữa lờ đi diễn biến của đại dịch Covid-19 khi số lượng ca nhiễm mới hàng ngày lập kỷ lục tại nhiều nơi ở Mỹ cuối tuần trước. Thay vào đó, họ tập trung vào việc hồi phục nền kinh tế toàn cầu và nhìn chung dữ liệu kinh tế đang tốt hơn mong đợi khi các doanh nghiệp trên toàn cầu hoạt động trở lại.

Theo thông báo của Pfizer và BioNTech, bang Florida ghi nhận 15.299 ca dương tính với Covid-19 trong ngày 12/7 – mức nhiễm mới trong một ngày cao nhất của một bang tại Mỹ kể từ đầu đại dịch đến nay.

Trên toàn nước Mỹ, số ca nhiễm mới hàng ngày đều ghi nhận trên 60.000 trường hợp trong ba ngày liên tiếp gần đây.

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, nước Mỹ hiện có 3,35 triệu ca dương tính với Covid-19 và 135.500 người chết.

Thị trường vàng gây ấn tượng mạnh với khả năng tăng trưởng trong bối cảnh thị trường chứng khoán cũng đang tăng. Theo Wyckoff, cũng có thể, các nhà giao dịch vàng đang cho rằng hồi phục nền kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu của người tiêu dùng đối với vàng, đặc biệt là từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Các thị trường bên ngoài quan trọng hôm qua cho thấy giá dầu thô Nymex chững lại và hiện giao dịch quanh mức 40,5 USD/ thùng. Còn chỉ số đồng USD tiếp tục suy yếu nhẹ.

Tuần này sẽ là một tuần bận rộn của giới đầu tư với nhiều sự kiện diễn ra và đồng nghĩ với rất nhiều biến động, các chuyên gia thị trường nhận định. Không chỉ có ba cuộc họp lớn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Trung ương châu Âu, mà thị trường còn nhận được dữ liệu quan trọng của tháng 6 và tháng 7 từ Mỹ, GDP quý 2 của Trung Quốc, cuộc họp của OPEC + và hội nghị thượng đỉnh EU.

Điều này xảy ra khi các thị trường đang ‘vật lộn’ với số lượng virus Corona vẫn đang gia tăng ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đặt câu hỏi về đồ bền của sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Với rất nhiều sự kiện ảnh hưởng đến hầu như tất cả các tài sản, các chuyên gia dự báo một tuần đầy biến động phía trước.

Giá vàng trong nước

Tại thị trường trong nước, tính tới 8h30 sáng ngày 14/7, giá vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết mức 50,17 – 50,53 triệu đồng/ lượng (mua vào – bán ra), giảm tương ứng 30.000 – 70.000 đồng so với cuối phiên trước.

Trong khi đó, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 50,2 – 50,4 triệu đồng/ lượng (mua vào – bán ra), giảm 50.000 ở mình chiều bán ra so với cuối phiên trước.

(Theo Kitco, SJC)

Next Post

Tỷ giá ngày 14/7: USD có dấu hiệu hồi phục nhờ căng thẳng Mỹ - Trung

T3 Th7 14 , 2020
Đồng USD sáng nay có dấu hiệu hồi phục giữa căng thẳng mới Mỹ - Trung và sự gia tăng mạnh số ca nhiễm Covid-19 mới ở nhiều nơi trên thế giới.
Copyright All right reserved

Chuyên mục