Giá vàng ngày 16/9: Chịu áp lực từ USD và chứng khoán

Thị trường vàng đang chịu áp lực từ sự phục hồi của chỉ số đồng USD sau 2 phiên giảm mạnh và chứng khoán Mỹ liên tục tăng điểm.

>> Giá vàng ngày 15/9: Hưởng lợi khi đồng USD lao dốc

Giá vàng ngày 16/9: Chịu áp lực từ USD và chứng khoán

Giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới hôm qua có thời điểm tăng vọt lên 1.973 USD/ounce. Tuy nhiên, đến đầu phiên Mỹ đêm qua, giá vàng lại rơi thẳng xuống mức 1.946 USD/ounce từ đỉnh ngày, do một số hành động chốt lời từ các nhà giao dịch và sự điều chỉnh sau mức tăng gần đây, theo ông Jim Wyckoff, Chuyên gia phân tích thị trường của Kitco. Đến phiên châu Á sáng nay, giá vàng dao động nhẹ trên mức 1.950 USD/ounce.

Ngoài ra 2 yếu tố nội tại ở trên, ông Wyckoff cho rằng đồng USD phục hồi nhẹ vào hôm qua sau 2 phiên giảm mạnh đã gây áp lực lên thị trường vàng. Thêm nữa, mức độ chấp nhận rủi ro gia tăng trên các thị trường trong những phiên giao dịch vừa qua cũng tác động tiêu cực lên tài sản an toàn như vàng.

Thị trường chứng khoán toàn cầu chủ yếu tăng điểm vào hôm qua. Các chỉ số chính trên thị trường Mỹ tiếp tục ghi nhận thêm một phiên tăng điểm gồm Dow Jones tăng nhẹ 2 điểm; S&P 500 tăng 0,5%; Nasdaq Composite tăng 1,2%.

Chứng khoán Mỹ bắt đầu tăng điểm trở lại từ ngày 14/9 sau nhiều tin về các thương vụ sáp nhập khổng lồ và tín hiệu khả quan từ quá trình phát triển vắc-xin ngừa Covid-19.

“Dù trong hoàn cảnh nào hay lĩnh vực nào thì các cam kết lớn và thương vụ sáp nhập khổng lồ đều cho thấy sự tin tưởng vào tương lai và thị trường coi đó là dấu hiệu tích cực”, CNBC dẫn lời ông Jeff Buchbinder, Chuyên gia phân tích cổ phiếu tại LPL Financial nhận xét. Điều này đã khiến mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư tăng cao.

Giá vàng ngày 16/9: Chịu áp lực từ USD và chứng khoán
Diễn biến của giá vàng trong 24 giờ qua.

Mặc khác, Trung Quốc vừa công bố doanh số bán lẻ tăng trưởng lần đầu tiên trong năm nay. Theo đó, Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết doanh số bán lẻ tháng 8 tăng 0,5% so với cùng kì năm ngoái.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm qua đã vẽ nên một bức tranh ảm đảm cho nhu cầu dầu thô trong phần còn lại của năm nay. Cơ quan này dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ giảm 8,4 triệu thùng mỗi ngày.

Các cuộc họp ngân hàng trung ương lớn về chính sách tiền tệ là trọng tâm thu hút sự chú ý trong tuần này, gồm Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Anh và Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Cuộc họp FOMC của Fed sẽ được giới đầu tư xem xét kỹ lưỡng sau khi cơ quan này tuyên bố chuyển sang nới lỏng các hạn chế về lạm phát. Câu hỏi được thị trường đặt ra vẫn là làm thế nào FOMC đưa chính sách mới của mình vào thực tiễn.

Giá vàng trong nước

Tại thị trường trong nước, tính tới 8h30 sáng ngày 16/9, giá vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết mức 56,05 – 56,55 triệu đồng/ lượng (mua vào – bán ra), giảm tương ứng 100.000 – 150.000 đồng (bán ra) so với cuối phiên trước.

Trong khi đó, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng ngày 16/9 ở mức 56,12 –  56,55 triệu đồng/ lượng (mua vào – bán ra), giảm tương ứng 180.000 – 100.000 đồng (bán ra) so với cuối phiên trước.

(Theo Kitco, SJC)

Next Post

Tỷ giá ngày 16/9: Đồng USD ‘lặng sóng’ trong cuộc họp của Fed

T4 Th9 16 , 2020
Chỉ số đồng USD đã lấy lại mốc tâm lý quan trọng 93 điểm vào hôm qua. Nhưng đến sáng nay, chỉ số này đang đi ngang khi cuộc họp của Fed đang diễn ra.
Copyright All right reserved

Chuyên mục