Tỷ giá ngày 15/9: USD mất đà, các đồng tiền đối thủ ‘đục nước béo cò’

Hy vọng về vắc-xin ngừa Covid-19 trở lại thị trường khiến đồng USD mất đà, còn các đồng tiền đối thủ rủi ro hơn tăng trở lại.  

>> Tỷ giá ngày 14/9: Đồng Euro tăng tiếp sau phát biểu của Chủ tịch ECB

Tỷ giá trong nước

Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay (15/9) ở mức 23.203 VND/USD, giảm 5 đồng so với hôm qua.

Tỷ giá ngày 15/9: USD mất đà, các đồng tiền đối thủ ‘đục nước béo cò’

Theo khảo sát của Cafefin, tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, tính đến 11h sáng nay, giá mua vào USD của ACB và HDBank đang đứng đầu với 23.100 VND/USD. Ngược lại, ngân hàng ACB niêm yết giá bán ra ở mức thấp nhất 23.250 VND/USD.

So với sáng qua, ACB điều chỉnh giá USD giảm nhiều nhất 20 đồng ở chiều bán ra. HDBank và Sacombank giảm lần lượt 10 đồng và 1 đồng ở cùng chiều bán ra. BIDV giảm 5 đồng ở cả hai chiều. Riêng Vietinbank và Techcombank tăng 1 đồng ở hai chiều.

Với các ngoại tệ khác, tại Vietcombank, trong 10 đồng tiền mà Cafefin chọn lọc, tám đồng được điều chỉnh tăng so với sáng qua, trong đó GBP tăng mạnh nhất với 0,33%. Riêng USD và HKD đứng giá.     

Tỷ giá ngày 15/9: USD mất đà, các đồng tiền đối thủ ‘đục nước béo cò’
Tỷ giá ngày 15/9 và thay đổi so với ngày 14/9. Nguồn: Vietcombank.

Tỷ giá quốc tế

Tại thị trường thế giới, chỉ số đồng USD (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), sáng nay tiếp tục giảm mạnh và mất mốc hỗ trợ tâm lý quan trọng 93 điểm.

Đồng USD giảm so với các loại tiền tệ rủi ro hơn trong rổ khi hy vọng về vắc-xin ngừa Covid-19 tiếp tục dâng cao trên thị trường.

Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện sau những dấu hiệu tích cực trong quá trình phát triển vắc-xin ngừa Covid-19. Hãng dược AstraZeneca nối lại cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 tại Mỹ sau khi phải tạm dừng vì lo ngại an toàn.

Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm tại Mỹ vẫn đang bị hoãn lại khi cơ quan chức năng của Mỹ điều tra những phản ứng phụ phát hiện trong thử nghiệm ở Anh, Reuters cho biết.

Trong khi đó, ông Albert Bourla, CEO tập đoàn dược phẩm Pfizer ngày 13/9 tuyên bố rằng một loại vắc-xin ngừa COVID-19 có thể được phân phối tại Mỹ trong năm 2020.

Các cuộc họp ngân hàng trung ương lớn về chính sách tiền tệ là trọng tâm thu hút sự chú ý trong tuần này, gồm Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Anh và Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Cuộc họp FOMC của Fed sẽ được giới đầu tư xem xét kỹ lưỡng sau khi cơ quan này tuyên bố chuyển sang nới lỏng các hạn chế về lạm phát. Câu hỏi được thị trường đặt ra vẫn là làm thế nào FOMC đưa chính sách mới của mình vào thực tiễn.

Cặp tỷ giá CNY/USD đã tăng lên mức cao nhất trong 16 tháng khi một loạt các dữ liệu vĩ mô cho thấy kinh tế Trung Quốc phục hồi ổn định. Trong khi đó, đồng tiền liên kết chặt với hàng hóa như đô la Úc (AUD) cũng tăng so với đồng USD nhờ các biên bản chính sách từ ngân hàng trung ương Úc đưa ra gợi ý rằng lãi suất thấp kỷ lục sẽ được cắt giảm thêm.

Cặp tỷ giá ngày 15/9 GBP/USD tăng trở lại lên 1.2894 vào sáng nay sau khi giảm 3,66% vào tuần trước. Phát biểu trước các nghị sĩ Anh chiều 14/09 khi Dự luật về thị trường nội địa lần đầu tiên được đưa ra bàn thảo, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã lên tiếng bảo vệ dự định vi phạm thỏa thuận Brexit ký với Liên minh châu Âu cuối năm 2019 khi cho rằng, điều đó là cần thiết để chống lại “khẩu súng” mà phía EU đang chĩa vào nước Anh để gây sức ép trong đàm phán thương mại.

Next Post

Hình hài chuỗi giá trị toàn cầu hậu Covid-19

T3 Th9 15 , 2020
Covid-19 có thể đóng vai trò xúc tác cho những thay đổi đang diễn ra trong chuỗi cung ứng bằng cách thúc đẩy việc chuyển mạng lưới cung ứng và sản xuất về quốc gia gần hơn và trong khu vực, số hóa sâu rộng hơn cũng như có mạng lưới và phương thức sản xuất bền vững hơn.
Copyright All right reserved

Chuyên mục