Tỷ giá ngày 17/6: Đi ngang trước làn sóng thứ hai của Covid-19

Xu hướng biến động chung của hầu hết các đồng tiền chính như USD, Euro, JPY, AUD, GBP là đi ngang. Thời gian nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền đang ngắn hơn.

>> Tỷ giá ngày 16/6: USD bị ép quay về đáy 3 tháng

Tỷ giá trong nước

Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay (17/6) ở mức 23.240 VND/USD, giảm 9 đồng so với hôm qua.

Tỷ giá ngày 17/6: Đi ngang trước làn sóng thứ hai của Covid-19

Theo khảo sát của Cafefin, tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, tính đến 14h chiều nay, giá mua vào USD của VPBank, HDBank đang đứng đầu với 23.130 VND/USD. Ngược lại, ngân hàng ACB niêm yết giá bán ra ở mức thấp nhất 23.270 VND/USD.

So với chiều qua, Techcombank đã điều chỉnh giá USD giảm nhiều nhất với 24 đồng ở cả hai chiều. ACB, BIDV, Vietinbank lần lượt giảm 20 đồng, 15 đồng và 14 đồng. Sacombank giảm 41/18 đồng (bán ra). VIB giảm 10/20 đồng. HDBank, MB giảm lần lượt 10 đồng và 5 đồng. VPBank giảm 10 đồng ở chiều bán ra. Riêng Vietcombank tăng 5 đồng.

Với các ngoại tệ khác, tại Vietcombank, trong 10 đồng tiền mà Cafefin chọn lọc, bảy đồng được điều chỉnh giảm so với chiều qua, trong đó AUD giảm mạnh nhất 0,94%. Riêng JPY tăng 0,04%; HDK và USD tăng 0,02%.

Tỷ giá ngày 17/6: Đi ngang trước làn sóng thứ hai của Covid-19
Tỷ giá ngoại tệ ngày 17/6 và thay đổi so với ngày 16/6. Nguồn: Vietcombank.

Tỷ giá quốc tế

Tại thị trường quốc tế, chỉ số đồng USD (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) gần như đi ngang sát ngưỡng 97 điểm kể từ hôm qua.

Doanh số bản lẻ tại Mỹ trong tháng 5 tăng 17,7% so với tháng trước đó, mức tăng chưa từng thấy trong lịch sử. Đây là một điểm dữ liệu khác của Mỹ sau báo cáo việc làm cho thấy sự phục hồi đáng ngạc nhiên của nền kinh tế Mỹ sau khi chịu thiệt hại nghiêm trọng do Covid-19 gây ra trong 3 tháng qua.

Ngoài ra, kết quả thử nghiệm công bố ngày 16/6 tại Anh cho thấy dexamethasone – một loại thuốc rất sẵn có trên thị trường – có thể giúp các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang nguy kịch. Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân nhập viện và được điều trị bằng dexamethasone có thể giảm tới 1/3.

Các tài sản rủi ro còn được hưởng lợi sau khi Bloomberg News dẫn nguồn tin riêng cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá gần 1.000 tỉ USD.

Giữa hàng loạt thông tin tích cực ở trên, các đồng tiền rủi ro hơn như đô la Úc (AUD) và New Zealand (NZD) vẫn đang chịu áp lực từ lo ngại về nguy cơ bùng phát làn sóng thứ hai của Covid-19 tại Trung Quốc và Mỹ, kèm theo đó là căng thẳng địa chính trị ở châu Á.

Cụ thể, Triều Tiên đã phá hủy hoàn toàn văn phòng liên lạc với Hàn Quốc ở thành phố biên giới Kaesong vào đầu giờ chiều 16/6.

Thông tin mới nhất cho thấy, Hàn Quốc cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích quân sự nào mà phía Triều Tiên có thể tiến hành.

Tình hình quan hệ giữa hai bên bắt đầu căng thẳng hơn sau khi Bình Nhưỡng chỉ trích Seoul liên quan đến hoạt động thả truyền đơn chống phá nước này.

Đồng Euro gần đây liên tục trải qua các phiên tăng giảm đan xen so với đồng USD.

Kazushige Kaide, Giám đốc bộ phận bán hàng FX tại State Street cho rằng nhà đầu tư đang tìm kiếm sự thận trọng trong bối cảnh nguy cơ ngày càng hiện hữu về làn sóng thứ hai của Covid-19.

Ông nhấn mạnh, “Không phải là thị trường bi quan. Nhưng thời gian nhà đầu tư nắm giữ các tiền tệ ngày càng ngắn hơn”.

Next Post

Cổ phiếu nóng lộ nguy cơ bỏng tay

T4 Th6 17 , 2020
VN-Index giảm 31 điểm nhưng vẫn không ít cổ phiếu nhỏ như HQC, ITA tiếp tục có những pha “đua trần”. Dòng tiền nóng tiếp tục đánh đổi rủi ro lấy lợi nhuận.
Copyright All right reserved

Chuyên mục