Sụt giảm thanh khoản thị trường đang đến từ đâu?

Phiên giao dịch ngày 5/5, thanh khoản thị trường đã sụt giảm mạnh trên HOSE dù thị trường tăng nhẹ 1,69 điểm tương đương 0,22%. Sự sụt giảm này đến từ đâu?

>> Chứng khoán ngày 5/5: Thanh khoản yếu, VNM và GAS giúp VN-Index vớt lại sắc xanh

Giá trị giao dịch trên sàn HOSE chỉ đạt 3,36 nghìn tỷ đồng. Nếu loại giao dịch thỏa thuận thì giao dịch khớp lệnh trên HOSE ở mức là 2,47 tỷ đồng. Mức này nằm trong Top 10 phiên thanh khoản thấp nhất từ đầu năm đến nay và thấp hơn giá trị giao dịch bình quân từ đầu năm đến nay ở mức 14,3%.

Có thể có nhiều lý giải cho thực tế này trong giới phân tích ngày hôm nay. Tuy nhiên, dữ liệu chỉ ra rằng: thanh khoản sụt giảm xuất hiện chủ yếu ở các nhóm cổ phiếu đã có sự bứt phá trong thời gian qua.

Cụ thể, xem xét Top 15 cổ phiếu có giá tăng mạnh nhất trong giai đoạn từ “đáy tạm thời” vào ngày 24/3/2020 khi VN-Index ở mức 659,21 điểm thì thấy: ngoại trừ VHM và VNM thì còn lại đều có thanh khoản sụt giảm phổ biến từ 20% đến 80%. Trong đó, đáng lưu ý là có 11/15 cổ phiếu có quy mô lớn như VIC, MSN, FPT và cả các “ngôi sao” gần đây như DBC. Xem bảng bên dưới.

Top 15 cổ phiếu có thanh khoản sụt giảm mạnh nhất phiên này thì hầu hết đều xảy ra với các cổ phiểu đã tăng giá khá cao. Ví dụ như HVN có thanh khoản hôm nay giảm 54,1% thì giá cổ phiếu đã tăng 47% từ “đáy tạm thời” vào ngày 24/3/2020 và nhiều cổ phiếu khác, loại trừ chỉ có ROS là thanh khoản giảm đi cùng với giá đã giảm.

Một điểm đáng chú ý nữa trong phiên giao dịch ngày 5/5 là lực cầu đến từ sự dịch chuyển từ nhóm nhà đầu tư trong nước, cả cá nhân và tổ chức. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân thay đổi hành vi giao dịch từ mua ròng sang bán ròng (85,5 tỷ đồng) ngày thứ 3 liên tiếp; trong khi nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng (111,3 tỷ đồng) ngày thứ 6 liên tiếp.

Ngoài ra, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư cá nhân sụt giảm 17,5% so với trung bình từ đầu năm trong khi tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư tổ chức sụt giảm 51%, chủ yếu giảm bán. Còn giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài dường như không thay đổi, chỉ giảm 4%.

Bên cạch lực cầu yếu trên mặt bằng giá đó đến từ nhà đầu tư cá nhân thì sự phân hóa dòng tiền tiếp tục diễn ra theo các nhóm ngành. Có đến 12/18 ngành tăng điểm trong đó Ô tô và Phụ tùng (+2,5%); Hóa chất (+2,41%), Tài nguyên cơ bản (+1,9%), Bảo hiểm (1,61%), Điện nước & xăng dầu khí đốt (1,52%) dẫn đầu tăng điểm trong khi Bất động sản, Ngân hàng nằm trong nhóm giảm điểm.

Sự phân hóa còn diễn ra ngay trong cùng một nhóm ngành, khi ngành Bất động sản giảm nhưng nhóm các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp tiếp tục đi đầu tăng điểm như KBC, D2D, SNZ, SZL, TIP và IDC và tượng hoặc ngân hàng chủ yếu giảm điểm trước sức ép bán của nước ngoài nhưng cũng có những cổ phiếu ngược dòng như VPB, TPB, KLB và HDB. Xem hình dưới:

Biến động giá theo ngành cấp 2, hình chụp từ hệ thống FiinPro.

(Theo FiinTrade)

Next Post

Thị trường tiền ảo ‘đỏ lửa’, Bitcoin chới với ngưỡng 9.000 USD

T4 Th5 6 , 2020
Thị trường tiền ảo dường như đang mất đi động lực tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định khi phần lớn các đồng tiền rơi vào tình trạng giảm giá.
Copyright All right reserved

Chuyên mục