Chứng khoán ngày 30/3: VN-Index mất trụ, thêm một thứ Hai đen tối

 Biểu đồ VN-Index ngày 30/3.
Biểu đồ VN-Index ngày 30/3.

HOSE – 338 mã giảm giá

Mặc dù chưa thoát khỏi đà giảm nhưng 3 phiên cuối tuần qua đã có những nhịp hồi đáng kể. Đáng chú ý là phiên ngày 25/3, chỉ số VN-Index xác lập mức tăng về % cao nhất 11 năm qua. Thêm một điểm tích cực của thị trường tuần trước là sau 33 phiên giao dịch liên tiếp nhà đầu tư bán ròng, thì phiên cuối tuần qua 27/3 đã chuyển sang trạng thái mua ròng.

Trở lại với chứng khoán ngày 30/3. Tâm lý lo sợ về diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 đè nặng lên thị trường chứng khoán. Ngay đầu phiên sáng, chỉ số VN-Index đã bốc hơi gần 40 điểm, tương đương 5,6%, sau 30 phút giao dịch. Thị trường nhuộm đỏ với 227 mã giảm, riêng nhóm VN30 đều giảm giá với 7 mã chạm sàn. Lệnh bán ồ ạt được nạp vào bảng điện tử.

Sau khi chạm đáy, dòng tiền xuất hiện nhưng không đủ mạnh. Chỉ giúp VN-Index giành lại được 7 điểm rồi nhưng rồi nhanh chóng quay lại ngưỡng hỗ trợ 660 điểm và dao động nhẹ cho đến hết phiên sáng ở mức 659,17 điểm, giảm 36,9 điểm, tương đương 5,3%, với 37 mã tăng và 325 mã giảm (85 mã giảm sàn).

Toàn bộ các mã trong rổ VN30 đều giảm sâu, trong đó có tới 7 mã chạm sàn gồm MWG, PNJ, ROS, VHM, VIC, VRE, VPB.

Ngoài VPB, các mã khác trong nhóm ngân hàng gồm VCB, TCB, BID, CTG, MBB, STB, HDB cũng đều giảm trên dưới 6% và ngấp nghé mức sàn.

Đến chiều, dòng tiền bắt đáy lại lần nữa xuất hiện và giúp VN-Index quay lại đỉnh đầu phiên, tức tăng thêm 3 điểm so với mức đóng cửa phiên sáng. Chỉ số chính 2 lần đi lên đều vấp phải ngưỡng 663 điểm thì quay đầu. Tuy nhiên, lần hai này, VN-Index chỉ lùi lại 1 điểm và đi ngang cho đến hết phiên.

VN-Index đóng cửa phiên ngày 30/3 ở mức 662,26 điểm, giảm 33,8 điểm, tương đương 4,9%.

Chốt phiên chỉ có 47 mã tăng và 339 mã giảm, trong đó có 9 mã tăng trần và 96 mã giảm sàn.

Rổ VN30 có duy nhất mã HPG tăng 0,93% và EIB đứng giá. Còn lại đều giảm giá trong đó có 10 mã giảm sàn gồm CTG, MBB, PNJ, ROS, SSI, STB, TCB, VHM, VPB, VRE.

Các mã giảm giá trên 5% gồm VIC, VCB, BID, GAS, CTD, SAB, FPT, MWG, BVH, HDB, POW.

Đánh giá tác động lên chỉ số chính, nhóm ngân hàng không có mã tăng giá và chỉ có mình EIB đứng giá. Do đó, ngành này đã đẩy VN-Index xuống xuống 10,8 điểm.

Trong khi đó, riêng nhóm cổ phiếu VinGroup gồm VIC, VHM, VRE đã góp tới 10,2 điểm vào đà giảm của chỉ số chính.

Khối lượng giao dịch hôm nay giảm 29% so với phiên trước, đạt 233 triệu đơn vị, tương ứng với 3,44 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,8 triệu đơn vị, giá trị 1 triệu tỷ đồng.

Đáng chú ý, mã STB (giảm sàn) với 16,13 triệu đơn vị dẫn đầu về khối lượng giao dịch trên sàn HOSE. Tiếp theo là DLG (giảm sàn) với 11,2 triệu đơn vị và HPG (+0,93%) đạt 10,87 triệu đơn vị.

Khối ngoại trở lại bán ròng

>> Khối ngoại mua ròng sau chuỗi 34 phiên bán ròng liên tiếp trên HOSE

Khối ngoại quay lại bán ròng phiên hôm nay với 4,8 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 155,8 tỷ đồng, tăng 33,2% về lượng so với phiên bán ròng trước đó.

Trong đó, FPT dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,6 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là POW, HPG, MBB, E1VFVN30.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất cũng là FPT với 2,6 triệu đơn vị. Theo sau là POW, STB, SVC, MBB.

Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất VNM về giá trị, đạt 17,83 tỷ đồng, tương đương khối lượng 194,7 nghìn đơn vị. Còn HPG dẫn đầu danh mục được khối ngoại mua ròng mạnh về khối lượng, đạt 1,13 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 17,8 tỷ đồng. Còn lại các mã đều được mua ròng chưa tới 10 tỷ đồng.

Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất SVC với khối lượng gần 1,7 triệu đơn vị, tương ứng 84,86 tỷ đồng. Đứng ở vị trí tiếp theo, MSN bị bán ròng 717,2 nghìn đơn vị, tương đương 35,2 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch hôm nay, bốn mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 5 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày. Cụ thể, MHC (CTCP MHC) tăng 10,4 lần; PXT (CTCP Xây lắp đường ống bể chứa dầu khí) tăng 6,2 lần; CEE (CTCP Xây dựng hạ tầng CII) tăng 6,1 lần; VPH (CTCP Vạn Phát Hưng) tăng 5,5 lần.

HNX – Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sau khi mở cửa, Chỉ số HNX-Index cũng tụt dốc không phanh tới hơn 4 điểm cùng hàng loại mã lớn giảm sâu. Diễn biến không mấy khác VN-Index khi dòng tiền vớt đáy không lớn. Tâm lý người mua thận trọng. Đáy đầu cũng gần giá đóng cửa phiên hôm nay của chỉ số chính 93,28, giảm 4,07 điểm, tương đương 4,36%, với 31 mã tăng và 125 mã giảm (38 giảm sàn).

ACB (-7,6%), SHB (-4,03%) và VIF (giảm sàn) là ba mã chứng khoán góp phần chính khiến chỉ số HNX-Index giảm sâu hôm nay với lần lượt 1,2 điểm, 0,36 điểm và 0,356 điểm ảnh hưởng.

Khối lượng giao dịch giảm 7% so với phiên trước, đạt 45,8 triệu đơn vị, tương ứng với 0,43 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Trong đó, ACB (-7,6%) dẫn đầu sàn khi đạt 5,9 triệu đơn vị. SHB (-4%) theo sau với 4,3 triệu đơn vị, PVS (-8,8%) đạt 4 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, sàn HNX cũng quay lại bán ròng hôm nay với 783,3 nghìn đơn vị, tương đương 8,1 tỷ đồng, tăng 74% về lượng so với phiên trước. Trong đó, khối ngoại mua ròng 32 mã và mạnh nhất vẫn là TIG được mua ròng hơn 137,4 đơn vị, tương đương 0,6 tỷ đồng. Trong khi đó, khối này bán ròng 19 mã và mạnh nhất vẫn là PVS đạt 6,1 tỷ đồng, tương đương khối lượng 642,7 nghìn đơn vị.

Trong khi đó, khối này bán ròng 28 mã và mạnh nhất vẫn là PVS đạt 11,12 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,04 triệu cổ phiếu.

Trong đó, TIG là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 137,4 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 662 nghìn đơn vị.

Bình luận chứng khoán ngày 30/3

Theo đánh giá của công ty chứng khoán SmartInvest, VN-Index ngày 30/3 tạo thành tạo thành cây nến “Spining Top” với một Gap Down. Một lần nữa thị trường lại giao dịch trong hoảng loạn dù diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới không có tình trạng tương tự trong ngày. Điều này cho thấy tâm lý giao dịch của nhà đầu tư lúc này là rất yếu.

Vấn đề lúc này của thị trường có hai điểm quan trọng. Thứ nhất, có nhiều cổ phiếu đã có mức P/B rất thấp, thậm chí là thấp hơn so cả giai đoạn khủng hoảng năm 2008. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang quá bi quan và họ đang bán bằng mọi giá.

Thứ hai, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam và thế giới khiến nhà đầu tư không còn tin tưởng vào việc nắm giữ cổ phiếu.

Dường như tâm lý buông xuôi đã xuất hiện. Hai yếu tố này khiến việc định lượng điểm cân bằng sẽ khó khăn hơn vào lúc này. Dù vậy, nếu khi trạng thái này qua đi, có thể sau đó chuỗi tăng giá có thể sẽ tương tự như lúc giảm.

Do vậy, chiến lược “Market timing” có lẽ không phù hợp lắm. Nhà đầu tư nếu có ý định mua vào, thì có lẽ phải phân bổ rủi ro và chờ đợi khá lâu. Tức là có thể gặp các cú sốc chịu lỗ ngắn hạn do các phản ứng với tin tức thường bất ngờ và nếu nhìn trong thời gian qua, rủi ro giảm mạnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đầu tuần.

Về đồ thị kỹ thuật, chúng ta đang có một đáy đôi với phân kỳ dương có thể hình thành. Đây có lẽ là hy vọng cuối cùng trên đồ thị kỹ thuật. Hy vọng một sự phục hồi có thể xảy ra. Theo các thống kê định lượng, với mẫu hình nến hôm nay, chúng ta có 53% chỉ số sẽ tăng điểm vào ngày mai và 50% khoảng thời gian có giá đóng cửa cao hơn mở cửa.

Next Post

Covid-19 ngày 30/3: Điểm nóng Bệnh viện Bạch Mai và 194 ca tại Việt Nam

T2 Th3 30 , 2020
Việt Nam đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 194 ca.
Copyright All right reserved

Chuyên mục