Top 10 cổ phiếu được khuyến nghị mua tính đến ngày 13/4

Cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 27.100 đồng/CP

Ngày 13/04/2020

Khuyến ngh mua đối vi c phiếu HPG vi giá mc tiêu 27.100 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 27.100 đồng trên cơ sở

(i) HPG là công ty dẫn đầu thị trường thép tại Việt Nam,

(ii) duy trì tăng trưởng bền vững về doanh thu và lợi nhuận,

(iii) dự án Khu liên hợp thép Dung Quất sẽ nâng cao đáng kể năng lực sản xuất và doanh thu của công ty.

Khuyến ngh mua DPM vi giá mc tiêu 17.000 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) vừa công bố hợp đồng mua bán khí chính thức với Tổng CT Khí Việt Nam (GAS) cho năm 2020. Đặc biệt, nguồn cung khí sẽ đến từ bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn với gía khí đầu vào tính theo 46% giá dầu nhiên liệu trung bình, không thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên, khí lấy từ bể Nam Côn Sơn sẽ áp dụng mức giá sàn 3 USD/triệu BTU.

Trong khi đó, cước phí vận chuyển khí sẽ dựa theo: 1) nguồn cung khí từ mỏ khí Bạch Hổ và mỏ khí Rồng (tại bể Cửu Long) sẽ có mức cước phí 1,02 USD/triệu BTU, 2) nguồn cung khí từ các mỏ khí khác tại bể Cửu Long sẽ có mức cước phí 3,22 USD/triệu BTU và 3) nguồn cung khí từ bể Nam Côn Sơn sẽ có mức cước phí 1,43 USD/triệu BTU.

Trong trường hợp nguồn cung khí từ mỏ Bạch Hổ không đủ để đáp ứng nhu cầu, nguồn cung khí cần thiết sẽ được lấy từ các mỏ khí khác tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn theo tỷ lệ lần lượt là 60% và 40%.

Diễn biến này phù hợp với dự báo hiện tại của chúng tôi cho mức cước phí vận chuyển bình quân gia quyền 1,7 USD/triệu BTU cho năm 2020. Do đó, chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng không đáng kể đến dự báo lợi nhuận năm 2020 của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Ở một diễn biến khác, DPM sẽ thanh toán cổ tức tiền mặt tạm ứng ở mức 500 đồng/CP. Đây là đợt chi trả đầu tiên cho cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/CP (lợi suất 7,3%) năm 2019. Ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức và ngày thanh toán vẫn chưa được công bố chi tiết.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua với giá mục tiêu 17.000 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 31,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,3%). Theo giá đóng cửa hôm nay, DPM hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 là 8,0 lần, P/B là 0,6 lần và EV/EBITDA là 2,1 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Ngày 10/04/2020

Có th m v thế đối vi PC1 ti ngưỡng giá 12

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu PC1 của Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 đang trong xu hướng hồi phục sau khi chạm ngưỡng đáy 10. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với nhịp tăng giá ngắn hạn.

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã chạm lại dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn sắp hình thành. PC1 nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự cũ 16 trong các phiên giao dịch tới.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 12.0 và chốt lãi ngắn hạn tại vùng giá 15-16. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất nưỡng hỗ trợ 11.

Ngày 09/04/2020

Có th m v thế đối vi c phiếu POW ti ngưỡng giá 8.0

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu POW của Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam đang trong xu hướng hồi phục sau khi chạm ngưỡng đáy 70. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với thấy nhịp tăng giá ngắn hạn.

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã chạm lại dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn sắp hình thành. POW nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự cũ 8.5 trong các phiên giao dịch tới.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 8.0 và chốt lãi ngắn hạn tại vùng giá 10 -11. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất nưỡng hỗ trợ 7.0.

Ngày 08/04/2020

Khuyến ngh mua c phiếu ACV

CTCK Bản Việt (VCSC)

Theo báo cáo từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo đánh giá tình hình tác động của dịch Covid-19, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) công bố doanh thu sơ bộ giảm 17% đạt 4,1 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,9 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2020. Chúng tôi cho rằng mức giảm lợi nhuận này là do tác động tiêu cực đến ACV do bùng phát dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Theo báo cáo này, ACV cũng đặt kế hoạch doanh thu đạt 11,4 nghìn tỷ đồng (giảm 38% so với năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (giảm 86%) trong năm 2020, dựa theo kịch bản:

(1) Thị trường quốc tế vào tháng 5/2020 sẽ phục hồi dần một số đường bay Trung Quốc; trong khi đường bay châu Âu, Hàn Quốc sẽ tạm dừng đến hết tháng 7/2020; các đường bay còn lại phải đến tháng 8 mới bắt đầu hồi phục chậm;

(2) Thị trường trong nước từ cuối tháng 3 đến tháng 5/2020 sản lượng sẽ tiếp tục giảm 60-70% và bắt đầu hồi phục từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng lịch học điều chỉnh nên khả năng sản lượng tăng đột biến trong đợt cao điểm hè như mọi năm sẽ không như kỳ vọng.

Kế hoạch doanh thu 2020 và lợi nhuận trước thuế 2020 là thấp hơn 37% và 84% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng kế hoạch của ACV là khá thận trọng trong bối cảnh các yếu tố chưa rõ ràng liên quan đến dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi bùng phát dịch đã vượt kịch bản giả định cơ sở của chúng tôi, chúng tôi ghi nhận rủi ro điều chỉnh giảm dự báo 2020 cho lợi nhuận của ACV, dù cần đánh giá chi tiết hơn.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho ACV với giá mục tiêu 76.700 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 60,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,9%.

Khuyến ngh mua c phiếu PLX vi giá mc tiêu 60.100 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Theo báo cáo của Ủy ban Quản lí Vốn Nhà nước (CSCM) đưa ra đánh giá về tác động của dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp Nhà nước (SOE), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) báo cáo doanh thu sơ bộ quý 1/2020 đạt 28,5 nghìn tỷ đồng (-32,2% YoY) và khoản lỗ ròng 572 tỷ đồng.

Chúng tôi cho rằng doanh thu quý 1 giảm do giá dầu thô giảm khoảng 20% YoY và cũng có khả năng đến từ sản lượng bán giảm khoảng 20% YoY (ước tính của chúng tôi dựa trên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ước tính trong ngành giảm 20-30% do dịch COVID-19). Chúng tôi cho rằng khoản lỗ ghi nhận trong quý 1 đến từ sản lượng bán giảm mạnh, diễn biến giá dầu bất lợi và dự phòng hàng tồn kho.

KQKD này thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi và dẫn đến rủi ro điều chỉnh giảm dự báo sản lượng và lợi nhuận của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Tuy nhiên, đây chỉ là những ước tính sơ bộ, do đó, con số sơ bộ và chính thức có thể có sự chênh lệch lớn.

Ngoài ra, PLX ước tính lỗ ròng 1,1 nghìn tỷ đồng trong kịch bản cơ sở kém tích cực nhất là đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài đến quý 4/2020. Hiện tại, chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (-9,8% YoY).

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PLX với giá mục tiêu 60.100 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 57,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,5%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PLX hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 là 14 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Khuyến ngh mua c phiếu VRE

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi giảm giá mục tiêu 20% còn 33.300 đồng khi điều chỉnh giảm 17% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 và tăng định giá giả định theo phương pháp vốn hóa của chúng tôi thêm 1 điểm phần trăm cho các mô hình trung tâm thương mại của CTCP Vincom Retail (VRE). Tuy nhiên, chúng tôi duy trì khuyến nghị mua khi giá cổ phiếu của VRE đã giảm 27% trong 1 tháng qua.

Chúng tôi gia hạn thời gian giả định để các trì hoãn kinh tế do dịch COVID-19 đạt đỉnh thêm 3 tháng đến cuối quý 2/2020. Chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 thêm 17% (2,7 nghìn tỷ đồng, -6% YoY), ảnh hưởng bởi 1) giải ngân toàn bộ gói hỗ trợ 300 tỷ đồng của VRE cho các đối tác cũng như ước tính của chúng tôi cho việc VRE tiếp tục giảm giá tiền thuê mặt bằng và chi phí hoạt động gia tăng, và 2) điều chỉnh giảm doanh số bán bất động sản.

Chúng tôi duy trì dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) tổng diện tích sàn của VRE đạt 16% trong giai đoạn 2019-2022 khi kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ dần quay về mức bình thường từ quý 3/2020, giúp VRE tiếp tục kế hoạch triển khai Trung tâm thương mại mới – đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2020.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021/2022 sẽ tăng 35%/28% YoY – chủ yếu đến từ việc tiếp tục mở rộng Trung tâm thương mại và biên lợi nhuận chung cải thiện – tương ứng dự báo CAGR EPS giai đoạn 2019-2022 đạt 18%.

Định giá của VRE tỏ ra hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2020 là 17,6 lần (dựa theo dự báo của chúng tôi) so với con số trung bình trong 1 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực với trung vị P/E trượt là 28,7 lần – dù VRE ghi nhận tăng trưởng EPS dự phóng mạnh mẽ hơn và tỷ lệ đòn bẩy ròng thấp hơn.

Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: Bùng phát dịch COVID-19 kéo dài sang 6 tháng cuối năm 2020, tiếp tục trì hoãn việc triển khai mạng lưới giao thông công cộng cao tốc (MRT), cạnh tranh từ mảng e-commerce trong dài hạn.

Khuyến ngh mua c phiếu PPC

CTCK Phú Hưng (PHS)

Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCF (giống với kỳ báo cáo trước) cùng với EV/EBITDA và P/E mục tiêu lần lượt là 6.6x và 7.5x, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý đối với cổ phiếu PPC là 28,300 VNĐ/CP, khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PPC, mức tăng trưởng là 27.5%.

Rủi ro: (1) Rủi ro biến động giá và thiếu hụt nguyên liệu đầu vào chính là than, (2) Rủi ro về vận hành như ảnh hưởng tới KQKD của PPC, (3) Đầu tư xây dựng nhà máy Phả Lại 3 có thể mang những rủi ro ảnh hưởng đến kết quả hoạt động.

Ngày 06/04/2020

Khuyến ngh mua cho VIC vi giá mc tiêu 119.000 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Theo nguồn truyền thông trong nước, Vinfast sẽ tạm ngừng hoạt động sản xuất ô tô và xe máy tại nhà máy ở Hải Phòng từ ngày 06/04/2020, sau khi Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 nhằm phòng chống lây lan dịch Covid-19. Thời gian hoạt động trở lại của nhà máy sẽ được công bố sau và quyết định dựa trên diễn biến dịch Covid-19.

Trong giai đoạn tạm ngưng sản xuất, công ty sẽ triển khai sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt tại nhà máy Hải Phòng nhằm cung cấp cho Chính phủ. Chúng tôi lưu ý rằng 6 nhà sản xuất ô tô và xe máy khác tại Việt Nam, bao gồm Honda, Ford, Toyota và Hyundai Thành Công, cũng đã tạm thời đóng cửa nhà máy đến ngày 15/04.

Ngoài ra, Vinfast tạm thời đóng cửa các showroom tại chuỗi trung tâm thương mại (TTTM) Vincom ở Hà Nội và TP. HCM (chiếm khoảng 60% tổng số lượng phòng trưng bày) trong bối cảnh các TTTM này đã đóng cửa tương ứng với yêu cầu trong Chỉ thị 16. Còn lại, hầu hết các showroom riêng lẻ của Vinfast vẫn hoạt động bình thường.

Chúng tôi nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm dự báo hiện tại của chúng tôi cho mảng công nghiệp (VIC) của Vingroup khi báo cáo trước vẫn chưa ghi nhận diễn biến đóng cửa nhà máy này, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Tính từ đợt bàn giao đầu tiên vào tháng 6/2019, số lượng bàn giao của Vinfast đã đạt 15.300 xe hơi (trong số 17.000 xe đã được đặt) tương ứng 5% thị phần trong năm 2019. Trong báo cáo cập nhật gần nhất của chúng tôi cho VIC, chúng tôi dự báo sản lượng ô tô bán ra năm 2020 đạt 25.100 xe và mảng công nghiệp của VIC dự báo khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh 12 nghìn tỷ đồng trong năm 2020.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho VIC với giá mục tiêu 119.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 31%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Khuyến ngh mua cho c phiếu MWG

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) dù giảm giá mục tiêu 41%, với lý do: (1) điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế 29%/23%/20% lần lượt cho các năm 2020/2021/2022 khi dịch Covid-19 diễn biến trầm trọng hơn giả định ban đầu của chúng tôi và (2) mức chiết khấu định giá mới 30% cho TGDĐ/DMX nhằm phản ánh rủi ro bùng phát dịch bệnh kéo dài – rủi ro lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong ngành hàng không thiết yếu.

Chúng tôi sẽ đánh giá lại mức chiết khấu định giá này trong tương lai khi tình hình dịch Covid-19 có dấu hiệu cải thiện rõ ràng.

Chúng tôi hiện dự phóng lợi nhuận sau thuế chung của Thế giới di động (điện thoại di động) và Điện máy xanh (điện máy) sẽ giảm 8% trong năm 2020 (so với mức tăng 21% trước đây), giả định rằng những gián đoạn do dịch Covid-19 đến hoạt động kinh tế sẽ đạt đỉnh vào thời điểm cuối Quý 2/2020 (so với thời điểm cuối quý 1/2020 như đã dự báo trước đây

Chúng tôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận của Thế giới di động và Điện máy xanh sẽ phục hồi đạt mức 2 chữ số trong giai đoạn 2021-2022 khi hoạt động tiêu dùng và kinh doanh phục hồi sau khủng hoảng do dịch Covid-19.

BHX (bách hóa): Nhờ biên lợi nhuận gộp gia tăng, cải thiện hiệu suất hoạt động và quản lý chi phí tốt hơn, chúng tôi kỳ vọng khả năng sinh lời của BHX sẽ tiếp tục gia tăng. Chúng tôi dự phóng BHX sẽ đóng góp 17%/26% cho lợi nhuận sau thuế trong năm 2022/2023, với tổng số lượng cửa hàng lần lượt đạt khoảng 4.000/5.000 cửa hàng so với 1.008 cửa hàng tính đến cuối năm 2019.

MWG hiện được giao dịch tại PEG 3 năm hấp dẫn là 0,3 so với dự báo CAGR EPS đạt 20% trong giai đoạn 2019-2022 của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng MWG, được hỗ trợ bởi năng lực quản lý và tài chính mạnh mẽ của công ty, cũng như quy mô vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, sẽ vượt qua khủng hoảng do dịch Covid-19.

Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: việc triển khai cửa hàng mới và lợi nhuận cải thiện chậm hơn dự kiến của BHX; dịch Covid-19 kéo dài có thể ảnh hưởng chi tiêu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng điện thoại di động và điện máy, cũng như khiến việc đóng cửa cửa hàng và thiếu hụt nguồn cung kéo dài hơn dự kiến.

>> Giao dịch khối ngoại tuần 6-10/4: Bán ròng hơn 1.800 tỷ đồng

(Theo Top-10.xyz)

Next Post

Top 10 ổ dịch Covid-19 toàn thế giới [cập nhật]

T2 Th4 13 , 2020
Top 10 ổ dịch Covid-19 toàn thế giới tính đến 13h30 ngày 13/4, giờ Việt Nam, bao gồm: Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ.
Copyright All right reserved

Chuyên mục